Tự ti vì bệnh vẩy nến
Từ lâu, vẩy nến đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người, bởi nó không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt, mà còn gây mất thẩm mỹ, tự ti cho bệnh nhân.
Rối loạn hệ thống miễn dịch được cho là nguyên nhân chính gây ra bệnh vẩy nến. Thêm vào đó, yếu tố di truyền, các tác nhân hóa chất, nhiễm độc, nhiễm trùng, tâm lý căng thẳng,... cũng ảnh hưởng trên sự khởi phát, tái phát hoặc làm bệnh nặng thêm. Vẩy nến được coi là bệnh lành tính, không lây lan nhưng lại tác động đến thẩm mỹ, tâm lý, làm người bệnh tự ti, ngại ngùng trong giao tiếp.
Bệnh vẩy nến biểu hiện trên da bằng các mảng đỏ, đóng vẩy trắng đục, khi cạo, gãi thì vẩy bong ra giống như sáp nến. Các thương tổn này thường xuất hiện đầu tiên ở vùng da đầu, sau đó đến những vị trí thường bị tỳ đè như khuỷu tay, đầu gối hoặc các nếp gấp. Nếu bị vẩy nến tại móng tay, móng chân, những vị trí này sẽ trở nên xù xì, giòn, dễ gẫy. Trường hợp nặng, bệnh có thể gây sưng, đau và biến dạng khớp làm hạn chế vận động, xuất hiện các mụn mủ ở lòng bàn tay, bàn chân (vẩy nến thể mủ) hoặc da toàn thân bị đỏ, căng (vẩy nến thể đỏ da toàn thân). Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể bị sốt, mệt mỏi,…
Để vẩy nến không phát triển và lan rộng, bệnh nhân cần trút bỏ tâm lý tự ti, hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tránh tổn thương da, stress, bia rượu… Giải pháp giúp giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh thường được áp dụng là ngâm mình trong nước ấm, sau đó bôi thuốc dưỡng ẩm làm mềm da. Tùy từng trường hợp và mức độ bệnh, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp thuốc bôi ngoài da như acid salicylic; vitamin A, D… và thuốc uống dùng toàn thân như: methotrexat, cyclosporin… Tuy nhiên, bệnh nhân cần thận trọng vì những thuốc này có thể gây tác dụng phụ, khả năng tái phát cao. Trường hợp nặng có thể được áp dụng quang hóa liệu pháp nhưng tiềm ẩn nguy cơ ung thư da nếu quá lạm dụng phương pháp này
Bên cạnh các sản phẩm dùng đường uống, để có thể tác động trực tiếp vào vùng da bị tổn thương, bị vẩy, giúp tăng cường hiệu quả điều trị, các sản phẩm kem bôi ngoài da cũng thường được dùng phối hợp với thuốc uống, đặc biệt là các kem có nguồn gốc dược liệu. Với đặc tính dùng ngoài da và thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên nên kem dược liệu giúp làm sạch vẩy, mịn da, sử dụng đơn giản và không gây kích ứng da cũng như tác dụng phụ trên các cơ quan nội tạng.
Thành phần chính của kem dược liệu là chitosan được tinh chế từ vỏ các loài giáp xác như tôm, cua,… đóng vai trò là tín hiệu chuyển đến các tế bào để kích thích quá trình hình thành mô mới, giúp chống oxy hóa, kháng khuẩn, ức chế sự chết tế bào. Chitosan giúp điều chỉnh sự phân bố của dược chất, ổn định PH, tăng cường tính thấm qua da, làm trơn mịn da, bảo vệ da tránh tác động có hại từ môi trường. Các nghiên cứu cập nhật đăng tải trên Pubmed (trang web đăng các bài báo có nội dung đã được thẩm định trong lĩnh vực y sinh của thư viện Y khoa quốc gia Hoa Kỳ) cho thấy, chitosan có tác dụng giảm các triệu chứng của vẩy nến: chống viêm, làm nhanh liền sẹo, hạn chế sẹo lồi…
Trong kem, tác dụng của chitosan càng được tăng cường khi phối hợp với cao phá cố chỉ (tác dụng làm bạt sừng); cao lá sòi, MSM- hợp chất sulfat tự nhiên (giữ ẩm cho da, nhanh liền vết thương), cao ba chạc (chống viêm, kháng khuẩn). Do vậy, sản phẩm này là công thức toàn diện, chuyên biệt giúp loại bỏ vẩy da, giảm viêm ngứa ở bệnh vẩy nến nói riêng và các bệnh vẩy da khác nói chung như: á sừng, vẩy cá, vẩy phấn trắng, vẩy phấn hồng, vẩy cám… giúp làn da mịn màng, trở về trạng thái tự nhiên, ngăn chặn vẩy da tái phát.
Để làn da mịn màng, sạch vẩy, người bệnh nên dùng hàng ngày. Trước khi bôi, cần lau sạch vùng da bị bệnh bằng nước ấm. Đối với bệnh vẩy nến, bôi ngày 3- 4 lần vào các buổi sáng, tối trước khi đi ngủ. Ở một số bệnh vẩy da khác (eczema (chàm), vẩy phấn trắng, vẩy phấn hồng…) bôi ngày 2-3 lần và duy trì cả khi đã khỏi bệnh. Đồng thời, người bệnh nên sử dụng phối hợp với các sản phẩm thiên nhiên dùng đường uống để tăng cường hiệu quả điều trị bệnh, cho làn da luôn sạch vẩy, mịn màng từ sâu bên trong cơ thể.
Điện thoại tư vấn: 04.3775 7240
Bình luận