Bệnh á sừng da đầu hay bất kỳ vị trí nào trên cơ thể đều là tổn thương mạn tính, dễ bùng phát nếu không có biện pháp khắc phục phù hợp. Hơn nữa, các triệu chứng không chỉ xuất hiện ở da đầu mà còn có thể lan rộng khắp toàn thân. Bởi vậy, hiểu rõ về tình trạng này sẽ giúp bạn ngăn ngừa và cải thiện á sừng da đầu hiệu quả hơn! Để có thông tin cụ thể, mời bạn tham khảo ngay bài viết sau!

Bệnh á sừng da đầu là gì?

Bệnh á sừng da đầu là tình trạng viêm mạn tính, có thể xuất hiện ở bất kỳ ai. Tương tự như các bệnh vảy da khác, chúng rất dễ bùng phát nếu không được kiểm soát thường xuyên.

Triệu chứng điển hình ở người bị á sừng da đầu được ghi nhận chủ yếu như sau:

- Da đầu bong vảy trắng: Ban đầu, tình trạng này rất dễ nhầm lẫn với gàu, nhưng nếu quan sát kỹ, vảy trắng do bị á sừng da dầu liên kết thành mảng, xếp thành lớp, dễ bong tróc, đặc biệt khi thời tiết khô hanh. 

- Khô ngứa trên đầu: Tình trạng này xuất hiện phổ biến trên vùng da bị tổn thương, khiến người mắc muốn cào gãi thường xuyên. Điều này càng kích thích các tuyến bã nhờn trên da đầu hoạt động mạnh hơn, làm cho cơn ngứa càng dữ dội, nguy cơ khiến tổn thương lan rộng trên đầu và nhiều vị trí khác, bên cạnh đó, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn thứ phát.

- Xuất hiện lớp sừng đỏ: Khi vảy trắng tróc ra sẽ tạo thành lớp sừng màu đỏ xếp chồng lên nhau. Lúc này, da đầu đang trong tình trạng tổn thương nặng nên rất dễ bị trầy xước chỉ với tiếp xúc nhẹ.

- Rụng tóc: Thực tế, á sừng không trực tiếp khiến tóc bị ảnh hưởng nhưng do tổn thương trên da đầu, cộng với phản ứng cào gãi sẽ làm cho chân tóc yếu dần và gãy rụng nhiều.

   Triệu chứng của bệnh á sừng da đầu

Triệu chứng của bệnh á sừng da đầu

Bệnh á sừng da đầu không chỉ gây ảnh hưởng đến da mà còn khiến mất thẩm mỹ nghiêm trọng, khiến người mắc trở nên tự ti, ngại tiếp xúc với người khác, đồng thời gặp nhiều trở ngại trong sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể lan ra khắp da đầu, xuống vùng trán, mặt, phía sau tai,... cũng có khi tiến triển toàn thân, khiến sức khỏe người mắc bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

>> Xem thêm: Vảy nến ở tay phải làm sao?

Ngăn ngừa bệnh á sừng da đầu bằng cách nào?

Để kiểm soát bệnh á sừng da đầu hiệu quả, bên cạnh các biện pháp điều trị như: Dùng thuốc, quang trị liệu,... bạn cần lưu ý một số điểm sau:

- Hạn chế tối đa việc chà xát, cào gãi hoặc cạo vảy bong trên da. Điều này có thể khiến da trầy xước, tổn thương, tăng nguy cơ bội nhiễm, khiến các tổn thương trầm trọng thêm.

- Chú ý giữ ẩm cho da đầu thường xuyên nhằm hạn chế tình trạng khô nứt, tăng sinh tế bào sừng.

- Cần lựa chọn mỹ phẩm hợp lý, tránh các sản phẩm chứa hóa chất có khả năng kích ứng cao trong dầu gội, kem xả, nước hoa,… nhằm làm giảm nguy cơ bệnh bùng phát. Đồng thời, nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn về các sản phẩm nhẹ dịu và lành tính.

- Hạn chế dùng các thực phẩm dễ gây dị ứng như: Đậu phộng, nhộng, hải sản, thịt đỏ,… Thay vào đó, nên uống nhiều nước, tăng cường ăn rau xanh và trái cây.

   Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ giúp khắc phục nhanh á sừng da đầu

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ giúp khắc phục nhanh á sừng da đầu

- Sử dụng máy lọc không khí, vệ sinh không gian sống thường xuyên, trồng nhiều cây xanh nhằm loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc và các yếu tố dị ứng.

- Có biện pháp bảo vệ, đặc biệt là da đầu khi ra ngoài bằng cách đội nón, trùm đầu,...

>> Xem thêm: Dấu hiệu bị vảy nến là gì?

Bài viết trên đã giúp bạn có được những thông tin hữu ích về bệnh á sừng da đầu và giải pháp cải thiện nhờ sản phẩm thảo dược. Bạn hãyáp dụng một lối sống khoa học, lành mạnh và sử dụng thêm sản phẩm từ thảo dược hàng ngày để ngăn ngừa bệnh mỗi ngày nhé!

BOX SẢN PHẨM EPL.jpg

Bình luận