Vảy nến ở mặt là một thể bệnh nguy hiểm của vảy nến, vì không chỉ gây khó chịu cho người mắc mà còn làm tổn thương da, mất thẩm mỹ, khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp. Vậy phải làm sao để cải thiện tình trạng này nhanh chóng? Tham khảo ngay bài viết sau đây để có thông tin cụ thể, bạn nhé!

Vảy nến ở mặt là bệnh gì?

Vảy nến ở mặt là bệnh da liễu mạn tính (có cơ chế miễn dịch) khá phổ biến hiện nay. Đặc trưng của tình trạng này là các mảng da đỏ, có vảy, bong tróc, ngứa ngáy, đôi khi thấy mủ. Chúng thường xuất hiện ở khuỷu tay, đầu gối, da đầu, nhưng cũng có thể phát triển trên mặt.

Điều này không chỉ khiến bạn gặp khó khăn trong sinh hoạt mà còn tự ti khi giao tiếp với mọi người xung quanh.

 Vảy nến ở mặt là bệnh gì?

Vảy nến ở mặt là bệnh gì?

>> Xem thêm: Các dấu hiệu nhận biết bệnh vảy nến

Nguyên nhân gây vảy nến ở mặt

Mặc dù hiện nay chưa có thông tin chính thức về nguyên nhân gây ra vảy nến ở mặt, nhưng nhiều tài liệu cho rằng, tình trạng này hình thành là do sự rối loạn của hệ thống miễn dịch khi nhận diện nhầm và tấn công các mô biểu bì lành trong cơ thể, khiến những tế bào da trên mặt tăng sinh và chết đi nhanh chóng sau 3 – 4 ngày thay vì 28 – 30 ngày như chu kỳ bình thường. Điều này tạo nên các tổn thương da màu đỏ, sưng tấy, có vảy trắng bạc.

Bên cạnh đó, một số yếu tố khác có thể làm gia tăng khả năng mắc vảy nến ở mặt, chẳng hạn như:

- Tiền sử gia đình: Nếu có người thân từng bị vảy nến hoặc các bệnh tự miễn khác, bạn sẽ tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường. Theo nghiên cứu, khoảng 10% dân số thế giới mang gen vảy nến, nhưng chỉ 2 – 3% trong số này phát triển bệnh.

- Tác dụng phụ của một số loại thuốc.

- Nhiễm khuẩn trên da

- Căng thẳng, lo âu kéo dài.

- Béo phì, thừa cân, lười vận động.

- Hút thuốc lá, uống nhiều rượu, bia.

 Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ bị vảy nến ở mặt

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ bị vảy nến ở mặt

>> Xem thêm: Cách nhận biết bệnh vảy nến

Vảy nến ở mặt phải làm sao?

Vảy nến là bệnh da mạn tính có liên quan đến yếu tố tự miễn, người mắc sẽ phải chung sống với bệnh suốt đời. Do đó, mục tiêu khắc phục tình trạng này là cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa vảy nến tái phát. Dưới đây là một số biện pháp khắc phục mà bạn có thể tự thực hiện tại nhà. Cụ thể:

Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời

Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời đôi khi có thể cải thiện tình trạng bong vảy, viêm da mặt với người bị vảy nến.

Các chuyên gia khuyên rằng, bạn nên bắt đầu với 5 đến 10 phút phơi nắng mỗi ngày một lần, tuy nhiên, đừng chọn thời điểm nắng quá gắt vì có thể làm tổn thương da. Bên cạnh đó, hãy che phủ làn da khỏe mạnh bằng kem chống nắng, chỉ để những vùng da bị bệnh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Dùng nghệ

Curcumin là hoạt chất chính trong củ nghệ có khả năng chống oxy hóa, giảm viêm trong cơ thể rất tốt, đồng thời có khả năng giảm thiểu tiến triển và tổn thương trên da của vảy nến ở mặt.

Bạn có thể dùng tinh bột nghệ đắp lên vị trí da bị bệnh hoặc bổ sung nghệ như một gia vị vào bữa ăn hàng ngày cũng có tác dụng rất tốt.

 Nghệ giúp hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến ở mặt

Nghệ giúp hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến ở mặt

Tập thể dục và ăn kiêng

Một số người mắc bệnh vảy nến có thể dễ bị thừa cân và có nguy cơ mắc những bệnh khác, chẳng hạn như bệnh tim mạch và tiểu đường tuýp 2. Tập thể dục có thể giúp giảm nguy cơ của những vấn đề này.

Chế độ ăn uống cũng là chìa khóa để duy trì cân nặng khỏe mạnh, tránh tổn thương da nghiêm trọng và giúp tăng cường hệ thống miễn dịch trong cơ thể, ngăn chặn bệnh vảy nến biến chứng và tái phát.

Bạn có thể thực hiện theo lời khuyên sau:

- Giảm ăn đường.

- Uống nhiều nước.

- Loại bỏ chất béo chuyển hóa có trong nhiều loại đồ ăn nhanh và đã qua chế biến (thịt xông khói, đồ hộp,...).

- Bổ sung các thực phẩm có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa từ  nhiều loại trái cây và rau quả như: Cam, bưởi, dâu tây, kiwi, bông cải xanh, rau bina,...

- Ngừng hút thuốc lá, không sử dụng rượu bia.

Dưỡng ẩm da

Đây là điều rất quan trọng với người bị vảy nến. Việc dưỡng ẩm cho da mặt sẽ giúp giảm thiểu tổn thương và dịu cơn ngứa ngáy hay đau rát do bệnh vảy nến gây ra. Khi lựa chọn các sản phẩm có tác dụng này, hãy chú ý lựa chọn những thành phần không gây kích ứng, không có hương liệu hóa học để tránh dị ứng trên da và khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

Nếu có tổn thương nặng nề mà những biện pháp trên không cải thiện được, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc có khả năng chống viêm, ức chế miễn dịch để giảm triệu chứng kịp thời và ngăn chặn tổn thương lan rộng hơn trên khuôn mặt. Tuy nhiên, những loại thuốc này có thể gây nên các tác dụng phụ trên gan, thận, chuyển hóa, do đó, hãy tuân thủ kỹ hướng dẫn để tránh biến chứng có thể gặp phải.

Bạn cũng có thể kết hợp với quang trị liệu (sử dụng tia UVA, UVB nhân tạo chiếu trực tiếp vào vùng da tổn thương) sẽ giúp giảm sưng viêm, đau ngứa hiệu quả. Mặc dù vậy, biện pháp này có thể gây phồng rộp, đỏ da nên bạn cần tham khảo kỹ ý kiến từ chuyên gia.

 Quang trị liệu giúp cải thiện bệnh vảy nến ở mặt

Quang trị liệu giúp cải thiện bệnh vảy nến ở mặt

>> Xem thêm: Bệnh vảy nến có tự khỏi không?

Giải pháp cải thiện tình trạng vảy nến ở mặt an toàn, hiệu quả nhờ thảo dược

Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp chăm sóc da mặt bị vảy nến tại nhà ở trên, bạn nên sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa vảy nến tái phát và đặc biệt là giải quyết được nguyên nhân “gốc rễ” của bệnh - chính là sự rối loạn miễn dịch. Tiêu biểu nhất trên thị trường hiện nay chính là bộ đôi kem bôi da dược liệu Explaq và thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang.

Explaq được bào chế với thành phần thiên nhiên bao gồm: Chitosan, phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi,… giúp dưỡng da, làm mềm mịn da, chống viêm, giảm ngứa, cải thiện tình trạng vảy nến rất tốt. Với bệnh vảy nến ở mặt, bạn có thể bôi kem Explaq trực tiếp lên vùng da tổn thương, giúp làm mềm, mịn, dưỡng ẩm và ngăn ngừa triệu chứng vảy nến ở mặt tiến triển nặng hơn.

 Kem Explaq hỗ trợ điều trị vảy nến ở mặt hiệu quả

Kem Explaq hỗ trợ điều trị vảy nến ở mặt

Ngoài ra, giới chuyên gia khuyên người bị vảy nến ở mặt nên kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang. Sản phẩm được bào chế dạng viên nén, có thành phần là các thảo dược giúp chống oxy hóa, chống viêm, chống tự miễn như cây sói rừng (thành phần chính), thổ phục linh, nhàu, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá có tác dụng điều hòa năng lượng tế bào, nâng cao miễn dịch từ sâu bên trong cơ thể, nhờ đó giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa vảy nến nói chung, vảy nến ở mặt nói riêng an toàn, hiệu quả mà không gây tác dụng phụ khi dùng kéo dài.

 Kim Miễn Khang cải thiện triệu chứng vảy nến ở mặt hiệu quả

Kim Miễn Khang cải thiện triệu chứng vảy nến ở mặt hiệu quả

Bài viết trên đã giúp bạn có được những thông tin hữu ích về bệnh vảy nến ở mặt và giải pháp cải thiện hiệu quả nhờ sản phẩm thảo dược. Bạn hãy thay đổi áp dụng một lối sống khoa học, lành mạnh và sử dụng bộ đôi Kim Miễn Khang, Explaq hàng ngày để ngăn ngừa bệnh mỗi ngày nhé!

Bình luận