Tìm hiểu sớm những dấu hiệu bị vẩy nến sẽ giúp người mắc nhận biết kịp thời, thực hiện ngay các biện pháp kiểm soát tình trạng bệnh, nhằm tránh biến chứng nghiêm trọng. Vậy những biểu hiện cụ thể của vẩy nến như thế nào? Cách ngăn ngừa bệnh tiến triển ra sao? Hãy cùng spaphar.com tham khảo ngay những thông tin sau đây!

Dấu hiệu bị vẩy nến là gì?

Vảy nến được biết đến là một bệnh da liễu mạn tính khá phổ biến, với tỷ lệ 2 - 3% dân số thế giới, có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ.

Tùy thể trạng cũng như dạng bệnh mà biểu hiện của vẩy nến ở mỗi người là không giống nhau. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn có những dấu hiệu đặc trưng giúp bạn nhận biết sớm, bao gồm:

- Da sưng đỏ thành mảng, thường sần sùi, có vảy trắng li ti phủ dày đặc phía trên, đồng thời tróc ra liên tục.

- Nứt nẻ, khô rát trên da, dễ gây chảy máu.

- Ngứa ngáy rất khó chịu, muốn cào gãi không ngừng.

- Tổn thương thường xuất hiện ở một số vị trí nhất định, tuy nhiên có thể lan rộng toàn thân nếu không áp dụng các biện pháp ngăn ngừa sớm.

- Ngoài ra, rất nhiều trường hợp còn gặp biến chứng trên khớp, móng tay, móng chân,... gây ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ cũng như sinh hoạt hàng ngày.

Cho tới nay, tuy chưa có khẳng định chính thức về nguyên nhân gây bệnh vảy nến, tuy nhiên, nhiều tài liệu đã chỉ ra rằng, sự rối loạn của hệ thống miễn dịch trong cơ thể chính là tác nhân hàng đầu khiến bệnh khởi phát. Trong trường hợp này, hệ miễn dịch tấn công nhầm các tế bào biểu bì khỏe mạnh, khiến chúng chết đi nhanh chóng, chỉ sau 3 - 4 ngày, thay vì 28 - 30 ngày như bình thường, dẫn đến hình thành các tổn thương sưng tấy, bong tróc.

Ngoài ra, những yếu tố từ môi trường như: Thay đổi thời tiết, dị ứng, căng thẳng, stress,... khiến bệnh vẩy nến tiến triển nặng hơn.

  Dấu hiệu bị vẩy nến thường là tình trạng bong tróc, ngứa ngáy trên da 

Dấu hiệu bị vẩy nến thường là tình trạng bong tróc, ngứa ngáy trên da

>> Xem thêm: Bị vẩy nến ở tay phải làm sao?

Cách ngăn ngừa vẩy nến tiến triển hiện nay

Bạn cần lưu ý rằng, vẩy nến là bệnh mạn tính nên có thể tái phát bất cứ lúc nào nếu không áp dụng biện pháp ngăn ngừa thường xuyên. Bởi vậy, một chế độ sinh hoạt khoa học sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh hiệu quả hơn.

- Bạn hãy chú ý bổ sung các nhóm thực phẩm giàu chất chống oxy hóa giúp ức chế phản ứng viêm từ bên trong, hoặc các vitamin, khoáng chất giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời, cần giảm tối đa đồ ăn chứa nhiều chất béo động vật, thịt đỏ, gluten hay chất kích thích như: Rượu, bia, thuốc lá,... Một số thực phẩm dễ gây dị ứng như: Hải sản, nhộng tằm,... cũng nên loại khỏi chế độ ăn.

- Thư giãn cơ thể khi cần thiết, hạn chế căng thẳng, lo âu bằng cách nghe nhạc, đọc sách, dọn dẹp nhà cửa,...

 - Tích cực tập luyện thể dục, thể thao với các bộ môn như: Chạy bộ, bơi lội, đạp xe, yoga,... giúp nâng cao sức khỏe toàn diện, đặc biệt là hệ thống miễn dịch, từ đó khắc phục tình trạng bệnh nhanh chóng hơn.

   Tập luyện thể thao giúp ngăn ngừa vẩy nến tiến triển

Tập luyện thể thao giúp ngăn ngừa vẩy nến tiến triển

- Tránh sử dụng các chất tẩy rửa mạnh, nên chọn các loại dầu gội, sữa tắm, mỹ phẩm không chứa hương liệu hóa học nhằm ngăn ngừa kích ứng da.

- Dưỡng ẩm thường xuyên, đặc biệt là sau khi tắm.

- Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp: Đội mũ, đeo kính, dùng khẩu trang, thoa kem chống nắng, mặc quần áo dài,... khi ra ngoài.

- Nếu các tổn thương tiến triển nặng hơn, bạn có thể kết hợp những biện pháp như: Sử dụng thuốc (chống viêm, ức chế miễn dịch,...), quang trị liệu theo chỉ định.

>> Xem thêm: Thông tin về bệnh vẩy nến ở mặt

Hy vọng những thông tin vừa rồi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về dấu hiệu bị vẩy nến cũng như cách ngăn ngừa hiệu quả. Hãy có chế độ sinh hoạt hợp lý để cải thiện bệnh mỗi ngày, bạn nhé!

Bình luận