Bị vảy nến ở tay - Phải làm sao?
Vảy nến ở tay là một trong những bệnh da liễu phổ biến, có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Không chỉ ảnh hưởng đến vùng da bên ngoài mà bệnh còn có thể gây tổn thương đến móng và nhiều cơ quan khác. Vậy phải làm sao để khắc phục nhanh và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm do vảy nến ở tay gây ra? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có câu trả lời cụ thể.
Vảy nến ở tay là bệnh gì?
Vảy nến là bệnh tự miễn trên da mạn tính, có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Tình trạng này thường xuất hiện ở nhiều vùng da khác nhau, trong đó có tay. Bệnh không chỉ gây tổn thương các vùng da bên ngoài mà còn làm ảnh hưởng đến móng tay.
Vảy nến ở tay là tình trạng khá phổ biến
Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, vảy nến ở tay còn gây hại cho các khớp xương và nhiều bộ phận khác trên cơ thể, chẳng hạn như:
- Da cánh tay có thể gặp phải vảy nến thể mảng, thể giọt, mủ,... với những tổn thương kèm theo mụn mủ trắng, gây ngứa ngáy, đau rát. Khi mủ vỡ có thể gây nên những tình trạng nghiêm trọng hơn. Bàn tay và đầu ngón tay cũng xuất hiện những thể bệnh này.
- Ở móng: Người bị vảy nến tay có thể gặp phải tình trạng móng bị đổi màu, sần sùi, xuất hiện những vết lõm, rãnh sâu. Nguy hiểm hơn, sự tăng sừng ở nền da dưới móng làm móng dễ bật ra ngoài.
- Tại khớp: Đối với tình trạng nặng, vảy nến còn ảnh hưởng đến các khớp ngón tay, gây sưng đau, co cứng, dễ thấy nhất là vào buổi sáng, tác động lớn tới cuộc sống của người bệnh.
>> Xem thêm: Vảy nến móng tay là bệnh gì?
Vì sao bạn bị vảy nến ở tay?
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến nói chung và vảy nến ở tay nói riêng vẫn chưa được khẳng định chính xác. Tuy nhiên, nhiều tài liệu chỉ ra rằng, bệnh có liên quan đến sự suy yếu và rối loạn miễn dịch của cơ thể. Thông thường, hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể bằng cách phát hiện và tiêu diệt các yếu tố gây hại như vi khuẩn, virus. Trong trường hợp này, hệ miễn dịch nhận diện nhầm và tấn công các tế bào biểu bì khỏe mạnh, khiến những tế bào này bị rút ngắn chu kỳ sống xuống còn 3-4 ngày thay vì 28-30 ngày như bình thường. Các tế bào này chết đi nhanh chóng và tích tụ lên bề mặt da, tạo thành tổn thương sưng, đỏ, đóng vảy trắng.
Bên cạnh đó, các yếu tố góp phần kích thích bệnh vảy nến ở tay tiến triển nhanh chóng và mạnh mẽ hơn, bao gồm:
- Yếu tố di truyền: Trong gia đình có bố, mẹ đều mắc các bệnh tự miễn thì tỷ lệ con gặp phải vảy nến ở tay và nhiều vị trí khác lên tới 41%.
- Thời tiết thay đổi thất thường, nóng lạnh đột ngột.
- Chấn thương da, trầy xước, vết xăm,...
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc như: Thuốc hạ huyết áp, thuốc điều trị rối loạn lưỡng cực, thuốc chẹn beta,… cũng làm tăng nguy cơ bị vảy nến ở tay.
- Căng thẳng, lo lắng thường xuyên có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn, trong nhiều trường hợp thì sẽ làm bùng phát dữ dội.
Lo âu làm gia tăng nguy cơ mắc vảy nến ở tay
>> Xem thêm: Vảy nến ở mặt phải làm sao?
Điều trị vảy nến ở tay có khó không?
Trên thực tế, chưa có thuốc điều trị vảy nến ở tay khỏi hoàn toàn, hơn nữa, các phương pháp này có thể gây nên nhiều tác dụng phụ. Chẳng hạn như các thuốc mỡ chứa acid salicylic, crisofanic, gudron,... nếu bôi diện rộng và lâu dài có thể gây nhiễm độc. Hay như kem corticoid dùng ngoài da, ban đầu có thể cho kết quả tốt nhưng nếu lạm dụng thì dễ gây teo da, xốp xương, rối loạn điện giải,... Bạn cũng có thể áp dụng phương pháp quang trị liệu, tuy có hiệu quả khá nhanh nhưng vẫn tiềm ẩn khả năng gây phồng rộp, bỏng da, tăng nguy cơ ung thư nên cần thận trọng.
Bên cạnh đó, tay là bộ phận cần hoạt động nhiều và thường phải tiếp xúc với nước, chất tẩy rửa, hóa chất,... Do đó, nếu không chú ý giữ gìn, các triệu chứng của bạn sẽ dễ trở nên trầm trọng hơn.
Để hạn chế vảy nến ở tay tiến triển nghiêm trọng, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, giúp hỗ trợ điều trị và hạn chế tổn thương của bệnh hiệu quả hơn. Bạn nên chọn thực phẩm giàu omega-3 từ cá biển, rau quả có nhiều beta-caroten như: Bơ, xoài, cà rốt, bông cải xanh, các loại hải sản giàu kẽm và khoáng chất khác không chỉ giúp da nhanh lành mà còn tăng cường sức đề kháng.
Tăng cường thực phẩm giàu omega-3 giúp ngăn ngừa bệnh vảy nến ở tay
- Hạn chế các loại thịt đỏ, sữa, trứng vì những thực phẩm này đều chứa nhiều acid arachidonic - chất tham gia vào phản ứng viêm của cơ thể.
- Tránh dùng các chất kích thích, hạn chế rượu, bia, cà phê, không hút thuốc lá. - Ngoài ra, việc sinh hoạt điều độ, thể dục thể thao thường xuyên vừa giúp tăng cường sức khỏe toàn diện, lại có lợi cho quá trình chữa vảy nến ở tay.
- Tránh làm tổn thương da, không cào gãi nhiều hoặc chà xát mạnh. Có biện pháp bảo vệ, che chắn kỹ khi ra ngoài, thoa kem chống nắng, tránh để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Như vậy, vảy nến ở tay không phải là tình trạng khó kiểm soát nếu bạn biết khắc phục đúng cách.
Bình luận