Chàm khô là một dạng của bệnh chàm. Bị chàm khô ở mặt không chỉ gây khó chịu mà còn làm người mắc tự ti khi giao tiếp. Nếu không chữa trị đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng. Vậy xử lý bệnh chàm khô như thế nào cho hiệu quả? Cùng tham khảo một số cách chữa bệnh chàm khô ở mặt trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh chàm khô ở mặt

Chàm khô ở mặt là một bệnh viêm da dị ứng, đây là tình trạng vùng da trên cơ thể bị thiếu độ ẩm, khô quá mức, dẫn đến bong tróc, nứt nẻ rồi chảy máu. Tình trạng bệnh sẽ ngày một trở nặng và tác động xấu đến sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh.

    Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh chàm khô ở mặt?

Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh chàm khô ở mặt?

Bệnh chàm khô ở mặt chủ yếu do 2 nguyên nhân chính gây ra như sau:

Do cơ địa: Đây là nguyên nhân do chính cơ thể người bệnh gây ra. Bệnh có khả năng di truyền, nên nếu người thân trong nhà mắc bệnh thì các thế hệ sau cũng có nguy cơ cao bị chàm khô ở mặt. Ngoài ra, người bị hen suyễn hoặc các bệnh như: Viêm xoang, xơ gan, bệnh về thận cũng dễ dẫn đến bệnh chàm.

Do dị ứng môi trường: Nguyên nhân thứ 2 dẫn đến bệnh chàm khô ở mặt là do dị ứng với các tác nhân từ môi trường bên ngoài. Nó có thể do người bệnh làm việc trong môi trường nhiều hóa chất, thuốc nhuộm, chất tẩy rửa,… khiến hóa chất tác động đến sức khỏe và làn da. Việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh cũng có thể dẫn đến bệnh chàm khô ở mặt.

>> Xem thêm: Dấu hiệu bị chàm sữa như thế nào?

Triệu chứng của chàm khô ở mặt là gì?

Dưới đây là một số biểu hiện của bệnh chàm khô ở mặt, các bạn hãy tham khảo để phát hiện sớm và thăm khám kịp thời.

Giai đoạn 1: Khi mới phát bệnh, khu vực da sẽ xuất hiện đỏ phù, nóng, ngứa và kèm theo các hạt nhỏ màu trắng.

Giai đoạn 2: Các mụn nước dần hình thành với kích thước bằng đầu đinh ghim, sau đó chuyển thành bọng nước, bên trong có dịch.

Giai đoạn 3: Sau một thời gian, các mụn nước có thể vỡ ra do tự nhiên hoặc do tác động gãi. Trải qua một thời gian, ở chỗ mụn nước bị vỡ, da sẽ hình thành mảng dày rồi chai lại..

Giai đoạn 4: Sau 1 thời gian, lớp da khô nhẵn sẽ bong tróc thành từng mảng. Nếu không bị viêm nhiễm hay bệnh lành tính thì sau một thời gian, da sẽ trở lại bình thường mà không để lại sẹo.

>> Xem thêm: NOTE NGAY: 3 điều cần làm khi trẻ bị BỆNH CHÀM “hỏi thăm”!

Cách chăm sóc làn da bị chàm khô ở mặt

Để điều trị chàm khô nói chung và chàm khô ở mặt nói riêng, cần thiết phải ngăn chặn các triệu chứng ngứa, khô. Việc chăm sóc da mặt bị chàm khô là việc cần thiết mà bạn cần làm để có thể giảm được các triệu chứng. Dưới đây là một số cách chăm sóc da cho người mắc bệnh chàm khô ở mặt.

Rửa mặt và tắm bằng nước ấm 

Việc tắm nước nóng chính là tác nhân gây ra bệnh chàm khô ở mặt của một số người. Để giảm nguy cơ phát triển bệnh chàm do nhiệt, hãy rửa mặt và tắm bằng nước ấm.

   Tránh rửa mặt bằng nước nóng để da không bị khô 

Tránh rửa mặt bằng nước nóng để da không bị khô

Dưỡng ẩm cho da

Ngay sau khi rửa mặt, lúc da đang còn ẩm, bạn nên bôi kem dưỡng ẩm ngay để khóa độ ẩm trên da, tốt nhất là trong vòng 3 giây sau khi rửa mặt. Nên chọn loại dưỡng ẩm chứa dầu và nước, không chứa hương liệu để da dễ hấp thu. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng máy dưỡng ẩm để không khí trong nhà không bị khô, da cũng dễ chịu hơn.

Tránh ánh nắng trực tiếp

Nếu bạn phải ra ngoài nắng, hãy sử dụng kem chống nắng để làn da được bảo vệ. Thông thường, các sản phẩm có chứa oxit kẽm hoặc titan dioxide dễ dàng dung nạp hơn trên da nhạy cảm, mặc dù nhược điểm là chúng có thể để lại màu trắng. Bên cạnh đó, khi ra ngoài, hãy sử dụng khẩu trang để bảo vệ da mặt.

    Thoa kem chống nắng để bảo vệ da

Thoa kem chống nắng để bảo vệ da

Dù ngứa cũng không được gãi

Khi xảy ra triệu chứng ngứa da, tốt hơn là nên vỗ nhẹ vào da thay vì gãi để tránh làm tổn thương da. Việc gãi không những không hết ngứa mà còn làm cho tình trạng bệnh nặng hơn.

Bạn có thể tập các bài tập thư giãn như yoga và thiền để giúp quên được cơn ngứa.

Hãy cắt móng tay của bạn để tránh trường hợp gãi làm cho da mặt chảy máu và gây nhiễm trùng da.

Tránh các chất kích ứng da

Hãy tránh xa các chất kích ứng như: Xà phòng, chất tẩy rửa, quần áo có chứa thuốc nhuộm,… Tránh sử dụng những loại sữa rửa mặt chứa các chất hóa học, đừng quên sử dụng khăn mặt mềm mại, không khô cứng sẽ khiến cho da bị chà xát mạnh và cho bệnh nặng thêm.

Uống đủ nước

Nói về cách dưỡng ẩm tốt nhất thì bạn hãy thực hiện chế độ uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để giúp da không bị khô và đào thải được độc tố ra ngoài.

   Giữ thói quen uống nhiều nước để da khỏe mạnh 

Giữ thói quen uống nhiều nước để da khỏe mạnh

>> Xem thêm: Cách chữa bệnh chàm ở tay bằng sản phẩm thảo dược

Như vậy, bài viết đã cung cấp cho độc giả về cách chăm sóc cho da bị chàm khô ở mặt. Hãy lắng nghe làm da của bạn để bệnh chàm khô sớm được cải thiện, bạn nhé!

Đỗ Loan

Bình luận