Vảy nến móng tay là tình trạng vảy nến “ghé thăm” và gây ra những biến đổi bất thường ở hình thái móng. Rất nhiều người nhầm lẫn bệnh này với nấm móng, dẫn đến điều trị sai cách. Vậy làm thế nào để nhận biết triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh cũng như phương pháp điều trị vảy nến móng hiệu quả? Spaphar.com mời bạn đọc bài viết sau đây.

Triệu chứng vảy nến móng tay

Vảy nến móng tay là tình trạng khá phổ biến và thường xảy ra cùng các tổn thương bệnh ở da. Các triệu chứng vảy nến móng tay khác nhau giữa mỗi người và có thể thay đổi khi nó tiến triển nặng hơn. Bạn có thể nhận biết dấu hiệu vảy nến móng tay qua một số đặc điểm sau: Bề mặt móng bị rỗ, có đường rãnh; móng đổi màu thành trắng đục hoặc vàng nhạt; móng dày lên; móng giòn và dễ gãy; hình thái móng có thể thay đổi, rìa móng bị rỗ lỗ chỗ; trường hợp nghiêm trọng, móng còn bị bong ra, gây đau đớn.

Triệu chứng vảy nến móng tay 

Triệu chứng vảy nến móng tay

>> Xem thêm: Các dấu hiệu nhận biết bệnh vảy nến

Nguyên nhân gây vảy nến móng tay

Vảy nến móng tay được gây ra bởi các cơ chế tự miễn dịch tương tự như bệnh vảy nến trên da. Thông thường, hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn bằng cách phát hiện và tiêu diệt chúng. Nhưng khi bị vảy nến, hệ miễn dịch sẽ rối loạn và tấn công nhầm các tế bào của cơ thể. Mặc dù da là mục tiêu chính nhưng một số mô như móng, xương khớp cũng đều bị ảnh hưởng. Tình trạng viêm xảy ra sau đó kích hoạt sự tăng tốc quá trình sản xuất tế bào ở móng, khiến móng phát triển bất thường.

Ngoài nguyên nhân trên, vảy nến móng tay cũng chịu sự tác động của các yếu tố nguy cơ từ môi trường tương tự bệnh vảy nến như: Mắc vảy nến trên da; bị viêm khớp vảy nến; stress kéo dài; thời tiết lạnh và khô; da bị cháy nắng; chấn thương da bị trầy xước, vết tiêm,…; béo phì, thừa cân; lười vận động,…

Bị vảy nến ở da làm tăng nguy cơ mắc vảy nến móng tay 

Bị vảy nến ở da làm tăng nguy cơ mắc vảy nến móng tay

>> Xem thêm: Bệnh vảy nến có tự khỏi không?

Cách điều trị vảy nến móng tay hiệu quả tại nhà

Vảy nến móng tay thường phát triển sau khi người bệnh có các tổn thương trên da. Do đó, bạn cần áp dụng một số biện pháp điều trị và ngăn ngừa vảy nến móng sau đây:

Dùng lô hội (nha đam)

Lô hội là thảo dược tuyệt vời cho làn da và móng của người bị vảy nến vì nó giúp bổ sung, giữ độ ẩm cho da, ngăn móng khỏi gãy, cải thiện tình trạng sưng viêm. Ngoài ra, lô hội còn chứa các chất kháng viêm, giúp chống lại quá trình viêm và tăng cường hệ thống miễn dịch. Bạn hãy lấy dạo lọc bỏ phần lá xanh bên ngoài, lấy gel từ lá lô hội rồi bôi lên phần móng bị vảy nến. Để nguyên cho đến khi gel được hấp thụ hoàn toàn. Lặp lại 3 - 4 lần mỗi ngày sẽ thấy hiệu quả tích cực.

Sử dụng dầu dừa

Vảy nến sẽ khiến móng khô, giòn, dễ gãy, do đó, bạn cần giữ ẩm cho phần móng và biểu bì. Bạn có thể sử dụng dầu dừa, bởi ngoài khả năng giữ ẩm, thảo dược này còn hoạt động như chất diệt nấm tự nhiên ngăn viêm nhiễm móng. Cách thực hiện rất đơn giản: Bạn chỉ cần thoa một chút dầu dừa lên móng móng tay, phần biểu bì và da ở gốc móng tay. Thực hiện nhiều lần trong ngày sẽ giúp móng mềm, hạn chế giòn, gãy hiệu quả.

 Dầu dừa giúp cải thiện triệu chứng vảy nến móng

Dầu dừa giúp cải thiện triệu chứng vảy nến móng

Sử dụng giấm táo

Giấm táo rất tốt cho người bị vảy nến bởi nó giúp khôi phục sự cân bằng pH tự nhiên của da và ngăn ngừa nhiễm nấm. Thêm nữa, thảo dược này ngăn ngừa viêm lan ra xung quanh và kiểm soát triệu chứng của vảy nến móng một cách hiệu quả, an toàn. Để sử dụng thảo dược này chữa vảy nến móng, bạn hãy pha một muỗng cà phê giấm táo trong cốc nước và uống nó 2 lần mỗi ngày. Ngoài ra, một cách khác bạn có thể áp dụng là hòa 1 phần giấm táo và 3 phần nước ấm, sau đó cho móng tay ngâm trong dung dịch này từ 10 - 15 phút, rồi lau khô bằng khăn mềm.

Chăm sóc móng tay

Ngoài việc áp dụng các biện pháp như đã giới thiệu ở trên, bạn cần có phương pháp chăm sóc móng tay hiệu quả. Đừng bỏ qua một số mẹo dưới đây:

- Luôn cắt ngắn móng tay, dùng dũa để làm mịn các cạnh móng.

- Đeo găng tay khi rửa bát đĩa hoặc giặt quần áo để bảo vệ móng tay khỏi các chất hóa học. 

- Hạn chế sử dụng sơn móng tay vì có thể khiến tình trạng trầm trọng hơn.

- Dùng kem dưỡng móng thường xuyên để tránh làm móng khô, giòn, dễ gãy.

 Hãy cắt ngắn móng tay khi bị vảy nến ở móng

Hãy cắt ngắn móng tay khi bị vảy nến ở móng

>> Xem thêm: Điều trị vảy nến hiệu quả với 5 thảo dược tại nhà

Bài viết trên đã giúp bạn có được những thông tin hữu ích về triệu chứng, nguyên nhân gây vảy nến móng tay và giải pháp cải thiện cũng như phòng ngừa bệnh nhờ sản phẩm thảo dược. Hãy thực hiện lối sống khoa học, lành mạnh, tăng cường vận động và sử dụng bộ đôi thực phẩm bảo vệ sức khỏe hàng ngày để ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị vảy nến hiệu quả, bạn nhé.

BOX SẢN PHẨM EPL.jpg

Bình luận