Cách chữa bệnh chàm khô ở tay hiệu quả là gì?
Cách chữa bệnh chàm khô ở tay là điều rất nhiều người quan tâm, bởi bệnh này không chỉ gây tổn thương ngoài da mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ và các sinh hoạt thường ngày. Để có lời giải đáp cụ thể cho thắc mắc trên, mời bạn tham khảo ngay thông tin trong bài viết sau!
Triệu chứng bệnh chàm khô ở tay là gì?
Chàm khô ở tay là vị trí khá phổ biến khi mắc bệnh. Đây là tình trạng viêm da mạn tính, có một số biểu hiện đặc trưng như:
- Sưng đỏ trên da: Tổn thương ở tay thường khu trú thành từng mảng nhất định, có màu đỏ nhạt, sưng nhẹ, viền xung quanh không rõ ràng.
Triệu chứng chàm khô ở tay
- Nổi mụn nước, gây ngứa ngáy: Trên bề mặt tổn thương xuất hiện lớp mụn trắng li ti, kèm theo cảm giác ngứa liên tục. Nếu cào gãi thường xuyên rất dễ dẫn đến sưng phù, bội nhiễm.
Sau một thời gian, các nốt mụn nhỏ này bắt đầu lớn dần, chứa dịch bên trong, tạo thành mụn nước, rất dễ vỡ. Khoảng 2 – 3 ngày sau đó, chúng sẽ hình thành những mảng chàm lớn trên da tay.
- Bong tróc, nứt nẻ: Mụn nước sau khi vỡ ra hết sẽ bắt đầu khô lại, đóng vảy, dễ bong tróc, khô ngứa, sần sùi, có khi còn chảy máu.
Ngoài ra, nếu triệu chứng mụn nước không xuất hiện tiếp thì vùng da này sẽ hồi phục sớm và ít để lại sẹo.
Do đó, để ngăn ngừa các triệu chứng trên tiến triển trầm trọng hơn, bạn cần sớm áp dụng những cách chữa bệnh chàm khô ở tay hiệu quả.
>>> Xem thêm: Cách khắc phục bệnh chàm da tại nhà
Cách chữa bệnh chàm khô ở tay hiện nay
Qua nhiều nghiên cứu, bệnh chàm khô ở tay liên quan đến sự hoạt động quá mức hoặc suy yếu của hệ miễn dịch, do đó vẫn chưa có cách chữa bệnh triệt để.
Tùy thuộc mức độ thương tổn da và khả năng đáp ứng, bạn có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc nhằm kiểm soát sớm các biểu hiện, ngăn ngừa biến chứng nặng trên da. Cụ thể là:
- Thuốc kháng histamin H1: Đây là nhóm thuốc được nhiều người sử dụng. Thuốc kháng histamin H1 có tác dụng ức chế chất trung gian gây dị ứng histamin, giúp cải thiện triệu chứng ngứa ngáy và làm giảm thương tổn ngoài da. Nhóm thuốc này đem lại hiệu quả rõ rệt nhất đối với những trường hợp chàm khô ở tay do phản ứng dị ứng. Thuốc được sử dụng khi có tình trạng nhiễm trùng da, rỉ máu.
Cách chữa chàm khô ở tay bằng thuốc (ảnh minh họa)
- Thuốc ức chế calcineurin: Thuốc ức chế calcineurin được sử dụng xen kẽ với thuốc bôi corticoid nhằm giảm nguy cơ dẫn đến biến chứng nghiêm trọng. Nhóm thuốc này có tác dụng tương tự corticoid nhưng ít phát sinh rủi ro khi sử dụng hơn.
- Thuốc kháng sinh: Được sử dụng khi tổn thương da có bội nhiễm. Tùy vào mức độ nhiễm khuẩn và khả năng đáp ứng của từng người mà sẽ được chỉ định kháng sinh dạng bôi hoặc uống.
- Thuốc chứa corticoid: Nhóm thuốc này thường được dùng ở dạng kem hoặc thuốc mỡ nhằm chống viêm, giảm dị ứng và cải thiện các triệu chứng trên da. Tuy nhiên, loại thuốc này tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ trên da như: Gây mỏng da, teo da, giãn mao mạch,… Do đó, corticoid chỉ được khuyến cáo dùng trong thời gian ngắn.
Chàm khô ở tay khiến bạn ngứa ngáy khó chịu và gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống. Để cải thiện điều này, hãy lưu ý chế độ ăn uống và sinh hoạt của bản thân, đồng thời dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ bạn nhé!
Trần Anh
Bình luận