Bệnh chàm da là tình trạng khá phổ biến, tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng lại tác động lớn tới cuộc sống, sinh hoạt của người mắc. Vậy cụ thể đây là bệnh lý như thế nào, tại sao lại hình thành và nên làm cách nào để sớm cải thiện ngay tại nhà? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết!

Bệnh chàm da là gì?

Bệnh chàm da (hay viêm da cơ địa, eczema) là bệnh da liễu tương đối phổ biến, có thể xuất hiện ở cả người lớn hay trẻ nhỏ, tuy nhiên tỷ lệ rất cao xảy ra ở trẻ sơ sinh.

Tình trạng này được đặc trưng bởi tổn thương da sưng đỏ, nổi mụn nước thành đám phía trên, rất ngứa ngáy. Thông thường, các triệu chứng bệnh chàm da sẽ tiến triển theo những giai đoạn:

- Da tấy đỏ: Khởi phát với hiện tượng mảng đỏ trên da, kèm theo các nốt nhỏ li ti màu hơi trắng, sau này sẽ tạo thành mụn nước, khiến người mắc ngứa ngáy khó chịu.

- Nổi mụn nước: Các nốt mụn nhỏ chứa dịch bên trong mọc dày đặc trên nền da đỏ, lan rộng nhanh chóng sang cả vùng da lành.

- Chảy dịch: Mụn nước có thể tự vỡ ra hoặc do người mắc cào gãi hay vô tình chạm phải, khiến da dễ trầy trợt, nguy cơ nhiễm trùng thứ phát.

- Da nhẵn: Những nốt mụn “chín” vỡ nhiều, dịch mủ chảy ra khi khô lại sẽ tạo thành lớp vảy khô phía trên, dễ bong ra. Khi tróc hết lớp này, làn da của bạn sẽ trở nên nhẵn và mỏng manh hơn. Quá trình này thường kéo dài trong 2 - 3 ngày.

- Tăng sắc tố da: Sau khi bong hết lớp vảy bên ngoài, da dần hồi phục trở lại, tuy nhiên, đa số trường hợp sẽ bị tăng sắc tố và dày lên.

Trên thực tế, bệnh chàm da ít để lại sẹo, nhưng nếu không có phương pháp chăm sóc đúng cách, da có thể bị tổn thương nặng nề hơn, phá hủy nghiêm trọng cấu trúc da, dẫn đến mất thẩm mỹ, khiến người mắc khó khăn trong giao tiếp, hoạt động hàng ngày.

 Triệu chứng điển hình của bệnh chàm da

Triệu chứng điển hình của bệnh chàm da

>> Xem thêm: Chàm khô ở mặt là bệnh gì?

Nguyên nhân gây bệnh chàm da là gì?

Theo nghiên cứu, chàm da là tình trạng tổn thương mạn tính. Hiện nay, vẫn chưa tìm được chính xác nguyên nhân gây bệnh, tuy nhiên, những yếu tố dưới đây sẽ khiến bệnh bùng phát mạnh mẽ:

- Yếu tố di truyền: Các nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ mắc chàm da tăng cao hơn hẳn trong trường hợp bố, mẹ từng bị các bệnh tự miễn như: Hen suyễn, viêm da cơ địa,...

- Dị ứng thực phẩm: Một số loại thức ăn có thể gây kích ứng cơ thể, khiến triệu chứng bệnh bùng phát nghiêm trọng, chẳng hạn như: Trứng, sữa, hải sản,...

- Dinh dưỡng kém: Chế độ ăn không cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho hệ miễn dịch như: A, B, C, E,… sẽ khiến sức đề kháng suy giảm, dẫn đến cơ thể bị tổn thương nặng nề hơn.

- Lo lắng, căng thẳng kéo dài có thể khiến bệnh chàm da khởi phát nhanh chóng.

- Thay đổi nội tiết tố ở giai đoạn mang thai, trong thời kỳ mãn kinh,... khiến da nhạy cảm hơn và dễ mắc bệnh chàm.

- Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi hay hóa chất độc hại trong thời gian dài ảnh hưởng trực tiếp đến miễn dịch của cơ thể, làm cho người mắc ngứa ngáy, cào gãi nhiều và dần dẫn tới chàm hóa.

  Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc bệnh chàm da 

Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc bệnh chàm da

>> Xem thêm: Dấu hiệu bị chàm sữa như thế nào?

Cách khắc phục bệnh chàm tại nhà cực đơn giản

Một số lời khuyên sau đây sẽ giúp bạn cải thiện nhanh chóng các tổn thương và ngăn ngừa tái phát. Bao gồm:

Giữ ẩm da

Giai đoạn bong tróc vảy, lên da non sẽ khiến bạn cảm thấy bứt rứt, khó chịu. Do đó, giữ ẩm cho những khu vực bị chàm ít nhất 2 lần/ngày là cách khắc phục hiệu quả biểu hiện trên. Dầu dừa là một lựa chọn hàng đầu bởi đặc tính kháng khuẩn, giảm viêm, nuôi dưỡng làn da rất tốt.

Bổ sung omega-3

Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều bằng chứng cho thấy: Với một chế độ ăn được cung cấp cá thường xuyên thì nguy cơ mắc bệnh chàm giảm xuống đáng kể. Đó là nhờ acid béo omega-3 trong cá - một chất chống oxy hóa, kháng viêm hữu hiệu.

   Omega-3 từ cá giúp cải thiện triệu chứng bệnh chàm da hiệu quả

Omega-3 từ cá giúp cải thiện triệu chứng bệnh chàm da hiệu quả

Vitamin E

Đây là hoạt chất có khả năng giảm viêm và tăng tốc độ chữa lành trên da rất tốt. Bạn có thể bổ sung từ thực phẩm hàng ngày hoặc các chế phẩm bổ sung đường uống. Hơn nữa, bôi vitamin E ngoài da còn có tác dụng giảm ngứa và ngăn ngừa sẹo.

Bên cạnh đó, bạn hãy giữ tâm trạng thoải mái, thư giãn, tránh căng thẳng, ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày. Cùng với đó, hãy tăng cường tập luyện để duy trì sức khỏe mỗi ngày.

>> Xem thêm: Cách chữa bệnh chàm ở tay

Như vậy, bạn hãy chú ý các biện pháp chăm sóc da thường xuyên, kết hợp với sử dụng sản phẩm để khắc phục bệnh chàm da nhanh chóng nhé!

Hà Thu

Bình luận