Cách đẩy lùi bệnh chàm da đầu hiệu quả. Xem ngay TẠI ĐÂY!
Cách chữa trị bệnh chàm da đầu là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm tìm hiểu. Nếu bạn còn chưa hiểu rõ về vấn đề này, hãy đọc ngay bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Bệnh chàm da đầu nguy hiểm không?
Bệnh chàm da đầu có những dấu hiệu khởi phát là: Xuất hiện những nốt mụn sần sùi, vảy trên da đầu, dần lan rộng, tạo thành lớp dày ở chân tóc và bao phủ cả đầu, thường lan xuống vùng gáy, mặt.
Lúc khởi phát, vùng da đầu bị chàm sẽ đỏ lên, có vảy, trên bề mặt nổi sần với giới hạn khá rõ ràng, da khô ráp, ngứa hoặc đau. Nếu gãi có thể gây tình trạng chảy máu, tổn thương da. Chàm da đầu có khả năng lan sang những khu vực có nếp gấp khác như: Sau gáy, mũi, vai, mặt, chân mày, vùng nách,…
Chàm da đầu gây ngứa ngáy, khó chịu, mất thẩm mỹ
Bệnh chàm da đầu thường không gây biến chứng nguy hiểm nhưng rất dễ tái phát và làm ảnh hưởng không nhỏ tới người mắc. Cụ thể như sau:
+ Ảnh hưởng đến tâm lý: Bệnh chàm da đầu luôn khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, tự ti, áp lực trước mọi vấn đề của cuộc sống.
+ Cảm giác đau đớn: Tổn thương làm bệnh nhân luôn thấy khó chịu và đau đớn.
+ Khó khăn trong ăn uống: Người mắc có thể sẽ không được ăn những món thường ngày mà họ thích, vì cần phải tránh các tác nhân gây bệnh.
+ Khó khăn trong việc ngủ nghỉ: Tình trạng chàm da đầu khiến người bệnh đau đớn, nhức mỏi, vì vậy làm cho giấc ngủ bị gián đoạn, điều này dẫn đến mệt mỏi, kiệt sức.
>>> Xem thêm: Bị chàm da có lây không?
Các cách điều trị chàm da đầu hiện nay
So với những khu vực khác trên cơ thể, chàm da đầu khó chữa hơn vì ở đây có sự bao phủ của tóc nên điều trị phải thật kiên trì. Bạn có thể thực hiện những phương pháp dưới đây để điều trị và ngăn ngừa bệnh chàm da đầu hiệu quả:
Sử dụng những sản phẩm thường được chỉ định
+ Các sản phẩm dầu gội chứa kẽm pyridine: Giúp kháng khuẩn, giảm tốc độ lão hóa tế bào da, từ đó giảm bong tróc da đầu.
+ Dầu gội chứa axit salicylic: Làm bong nhanh các lớp da bị tróc vảy. Qua đó làm sạch da, bớt ngứa, giảm lượng vi khuẩn, vi nấm có trên da đầu.
+ Những loại dược phẩm chứa ketoconazole: Những loại dược phẩm này cũng cho hiệu quả nhất định trong điều trị. Chúng thường có dạng dầu gội, kem, gel, bọt,…
+ Điều trị bằng liệu pháp ánh sáng.
Không gãi ngứa, tránh tình trạng xước da đầu
Khi bị chàm, da đầu thường có cảm giác ngứa. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế gãi để tránh làm da bị chảy máu, khiến nấm dễ dàng xâm nhập vào da, thậm chí gây nhiễm trùng. Nếu quá ngứa, hãy dùng lược chải nhẹ nhàng hoặc xoa bóp da đầu.
Không nên làm gì khi bị bệnh chàm da đầu?
Tránh dùng sản phẩm chăm sóc tóc có chứa cồn
Cồn sẽ loại bỏ dầu ra khỏi bề mặt da, điều này làm cho da đầu trở nên khô hơn, dễ bong tróc và khiến tình trạng bệnh chàm trở nên tồi tệ. Khi gội đầu, hãy massage nhẹ nhàng để làm sạch da đầu mà không tạo nên tổn thương.
Sử dụng mật ong nguyên chất để bôi lên vùng tổn thương
Mặc dù không phải dầu gội, nhưng mật ong nguyên chất có tính kháng khuẩn và chống nấm, giúp nuôi dưỡng làn da. Nó có thể giúp giảm ngứa và loại bỏ gàu. Để áp dụng, hãy làm theo hướng dẫn sau: Pha loãng mật ong với nước ấm (tỉ lệ 9:1). Sau đó, thoa lên da đầu và massage nhẹ nhàng khoảng 2 - 3 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm.
>>> Xem thêm: Cách khắc phục bệnh chàm tại nhà
Thùy Trang
Bình luận