Nám da là tình trạng khiến cho rất nhiều chị em phụ nữ lo lắng, thiếu tự tin vào bản thân. Điều này cảnh báo dấu hiệu lão hóa da hoặc có thể là do sự rối loạn sản sinh sắc tố trong cơ thể. Vậy phải làm sao để khắc phục tình trạng này hiệu quả? Mời bạn tham khảo ngay bài viết sau để có lời giải đáp cụ thể! 

Thế nào là tình trạng nám da?

Nám da là biểu hiện của những đốm sẫm màu, xuất hiện trên trán, má, sống mũi, cằm,... và có thể lan rộng ra các vùng da xung quanh. Tình trạng này hay gặp ở phụ nữ từ 20-50 tuổi, thường thấy khi mang thai và sau sinh.

Nám da được phân loại thành 3 dạng như sau:

- Nám mảng: Vết nám xuất hiện thành từng mảng trên da, thường có màu nâu nhạt.

- Nám chân sâu: Loại nám này có màu sẫm hơn, chân bám sâu dưới da nên việc điều trị khó khăn hơn.

- Nám hỗn hợp: Đây là dạng nám kết hợp từ 2 biểu hiện trên, chúng không chỉ mọc thành mảng mà chân nám bám khá sâu dưới da. Bởi vậy, việc cải thiện tình trạng nám hỗn hợp tốn nhiều công sức và thời gian hơn.

 Tình trạng nám da ở phụ nữ

Tình trạng nám da ở phụ nữ

>> Xem thêm: Nguyên nhân gây lão hóa da là gì?

Nguyên nhân nào khiến bạn bị nám da?

Theo nghiên cứu, sắc tố melanin nằm ở phần đáy lớp thượng bì quyết định nên màu sắc da tự nhiên. Vì một tác nhân nào đó khiến chất này sản sinh quá nhiều và phân bố kém đồng đều sẽ gây nên tình trạng sậm màu da ở vị trí nào đó, tạo thành những đốm màu nâu. Dưới đây là những nguyên nhân chính khiến bạn gặp phải tình trạng này:

– Di truyền: Theo khảo sát, trong gia đình nếu bố hoặc mẹ bị nám, tàn nhang thì con sinh ra cũng có nguy cơ mắc phải tình trạng này.

– Quá trình lão hóa: Khi các chức năng của làn da suy giảm do lão hóa, da sẽ trở nên kém đàn hồi, dễ ảnh hưởng bởi các tác nhân từ môi trường, từ đó dẫn đến nám da, da nhăn nheo, chảy xệ. Căng thẳng, lo âu, mệt mỏi thường xuyên cũng có thể khiến tình trạng này diễn ra nhanh chóng với mức độ nghiêm trọng hơn. 

– Thay đổi nội tiết tố: Đặc biệt trong giai đoạn mang thai hay tiền mãn kinh, mãn kinh, đều có sự thay đổi lớn về nội tiết tố estrogen - có liên quan trực tiếp đến sự ức chế sản sinh melanin. Khi estrogen bị rối loạn, melanin có nguy cơ tăng cường sản sinh và hình thành đốm nám.

– Lạm dụng mỹ phẩm: Các sản phẩm không đạt chất lượng có thể khiến làn da của bạn trở nên nhạy cảm và dễ tổn thương hơn, từ đó tình trạng nám da, tàn nhang càng dễ xuất hiện.

– Không chú ý che chắn da: Nếu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời quá lâu, cấu trúc da có thể bị phá hủy và thúc đẩy sự sản sinh sắc tố melanin. Đồng thời, da còn có thể bị cháy nắng, bỏng rát, viêm nhiễm, tăng nguy cơ ung thư.

– Ngoài ra, môi trường ô nhiễm cũng ảnh hưởng không tốt đến da, làm hỏng các mô liên kết, khiến melanin dưới lớp thượng bì tích tụ vào một vị trí, gây nên những nốt nám da, tàn nhang.

Dù không nguy hiểm nhiều đến sức khỏe nhưng tình trạng nám da lại ảnh hưởng khá nhiều đến thẩm mỹ, tác động tiêu cực tới tâm lý người mắc, khiến chị em cảm thấy ngại ngùng khi gặp mặt hay giao tiếp với những người xung quanh.

 Bị nám da khiến bạn tự ti, ngại giao tiếp

Bị nám da khiến bạn tự ti, ngại giao tiếp

>> Xem thêm: Bị nám da không nên ăn gì?

Cách khắc phục tình trạng nám da hiện nay

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp trị nám da thường được thực hiện, chẳng hạn như: Chiếu laser, dùng các sản phẩm hỗ trợ hay những mẹo từ nguyên liệu sẵn có tại nhà.

Chiếu laser: Được áp dụng chủ yếu bởi các chuyên gia da liễu. Đây là phương pháp chiếu tia laser trực tiếp vào vùng da bị nám để phá hủy các sắc tố melanin bên dưới. Tuy có thể nhận thấy rõ sự cải thiện chỉ trong thời gian ngắn nhưng tình trạng này dễ tái phát vì da vẫn tiếp tục sản sinh melanin sau đó nếu không có biện pháp chặn đứng từ gốc. Bên cạnh đó, một số trường hợp áp dụng phương pháp này sẽ khiến da bị mỏng đi, lâu tái tạo tế bào mới, gây nên những tổn thương sâu hơn.

Các sản phẩm bổ sung: Có thể ở dạng uống hoặc bôi ngoài da giúp cung cấp các dưỡng chất nuôi dưỡng da khỏe mạnh. Tuy nhiên, cần xem xét kỹ nguồn gốc và thành phần vì trên thị trường hiện nay trà trộn rất nhiều sản phẩm nguồn gốc hóa học, kém chất lượng, không có tác dụng mà còn khiến da kích ứng nặng hơn.

Mẹo tại nhà: Rất nhiều chị em áp dụng biện pháp này bởi khá an toàn, nguyên liệu dễ kiếm mà tiết kiệm chi phí.

Bạn có thể dùng nha đam, mật ong, cà chua, nghệ, chanh,… để làm mặt nạ, đắp trực tiếp trên da mỗi ngày. Kiên trì thực hiện trong vòng 1-2 tháng, bạn sẽ nhận thấy hiệu quả tốt.

Ngoài ra, các chị em nên thực hiện theo những lời khuyên dưới đây để khắc phục tình trạng nám da nhanh chóng hơn:

- Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, che chắn kỹ, nên thoa bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài khoảng 30 phút.

- Thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là A, C, E, omega-3 giúp chống oxy hóa, làm đẹp da.

- Uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày, có thể thay thế bằng các loại nước ép, canh, súp,...

- Tích cực vận động, tập luyện thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, đồng thời giúp da khỏe mạnh hơn từ bên trong.

- Tránh căng thẳng, lo âu quá mức vì tình trạng này sẽ khiến da nhanh lão hóa và sản sinh melanin nhiều hơn.

 Thư giãn giúp ngăn ngừa tình trạng nám da

Thư giãn giúp ngăn ngừa tình trạng nám da

>> Xem thêm: 4 cách chữa nám da bằng mặt nạ mật ong

Thảo Nguyên

Bình luận