Mụn là “kẻ thù” của làn da và khiến người mắc tự ti, mệt mỏi, đặc biệt là nếu chúng xuất hiện trên mặt. Vậy những vị trí mọc mụn trên khuôn mặt nào là phổ biến và chúng cảnh báo cơ thể bạn đang gặp vấn đề gì? Hãy đọc bài viết dưới đây để được giải đáp.

Các loại mụn thường gặp là gì?

Da mặt của tất cả mọi người đều có mụn. Tuy nhiên, các loại mụn lại khác nhau ở da của mỗi người, bao gồm:

- Mụn trứng cá: Đây là loại bệnh ảnh hưởng đến tuyến dầu của da. Nó thường xuất hiện ở người có da dầu với mụn đầu trắng, có nhân, tập trung ở vùng mặt, cổ, lưng, ngực và vai.

 Da bị mụn trứng cá

Da bị mụn trứng cá

- Mụn đầu đen: Đây là loại mụn hình thành do hỗn hợp của bã nhờn dư thừa, kết hợp với bụi bẩn và các tế bào chết gây nên. Mụn thường nằm trên bề mặt da, khiến  lỗ chân lông nở to và tiếp xúc với môi trường nên bị oxy hóa, khiến phần đầu có màu đen, nhân mụn thường cứng. Nó xuất hiện chủ yếu ở cánh mũi, đầu mũi và 2 má.

- Mụn đầu trắng cũng tương tự như mụn đầu đen. Tuy nhiên, loại mụn này làm bít tắc lỗ chân lông nên không bị oxy hóa.

- Mụn cám: Đây là những sợi bã nhờn nằm sâu trong lỗ chân lông, được hình thành bởi sự kết hợp của bã nhờn, vi khuẩn và tế bào chết nằm xung quanh nang lông. Nhìn lướt qua thì mụn cám tương tự mụn đầu trắng, tuy nhiên, nó thường nhỏ li ti và khi nặn ra có sợi màu trắng nhỏ. Loại mụn này thường gặp ở dưới cằm và hai bên cánh mũi.

- Mụn ẩn dưới da: Loại mụn này khó nhìn thấy và chỉ nổi cộm thành đốm đỏ sâu dưới da. Nguyên nhân là do mụn trứng cá hoặc mụn đầu đen bị viêm, tạo thành các đốm màu hồng đỏ. Nếu da có nhiều mụn ẩn thì nguy cơ dẫn đến mụn mủ rất cao, từ đó khiến da bị nhiễm trùng.

- Mụn mủ: Loại mụn này có đầu trắng với vòng màu đỏ bao quanh và sưng tấy, gây đau cho người mắc. Nhiều người có thói quen nặn mụn nhưng nếu không vệ sinh tay sạch sẽ, mụn chưa chín thì có thể khiến tình trạng sưng viêm nặng nề hơn.

 Mụn mủ có thể gây đau đớn cho người mắc

Mụn mủ có thể gây đau đớn cho người mắc

- Mụn u: Loại này phát triển sâu bên trong da, gây cảm giác căng nơi mụn mọc và rất đau. Nó thường phát triển với kích thước lớn, cứng và ít thấy đầu mụn.

- Mụn bọc: Loại này hình thành theo từng ổ 3, 4 nang lông bị viêm. Bên trong mụn có thể chứa đầy mủ màu trắng hoặc vàng. Mụn bọc khi chín thường to và căng như bóng nước, chạm vào rất đau.

>> Xem thêm: 5 nguyên nhân gây mụn trứng cá là gì?

Nguyên nhân gây mụn là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra mụn, phổ biến nhất là sự tăng tiết bã nhờn dưới da khi nang lông bị tắc nghẽn. Bã nhờn là những tuyến nhỏ được tìm thấy gần bề mặt da. Các tuyến được gắn vào nang lông, đó là những lỗ nhỏ trên da – nơi sợi tóc hoặc lông mọc ra.

- Tuổi dậy thì thường dễ bị mụn, đó là do sự gia tăng nồng độ hormone testosterone. Các tuyến bã nhờn đặc biệt nhạy cảm với hormone. Người ta cho rằng, mức độ testosterone tăng lên khiến các tuyến sản xuất nhiều bã nhờn hơn so với nhu cầu của da, từ đó gây ra mụn.

- Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ kích hoạt sự phát triển của mụn đó là: Ô nhiễm môi trường (khói bụi, chất độc hại); vệ sinh da mặt không đúng cách; dùng mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng; thức khuya; sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích (rượu, bia, hút thuốc,..); chế độ ăn uống thiếu khoa học (ăn đồ cay nóng, thức ăn nhanh, không ăn rau xanh, củ quả,…).

 Ăn nhiều đồ cay nóng có thể gây mụn

Ăn nhiều đồ cay nóng có thể gây mụn

>> Xem thêm: Mẹo hay giúp trị mụn trứng cá hiệu quả

8 vị trí mọc mụn trên khuôn mặt phổ biến nhất

Mặt là nơi mà mụn rất “ưa thích”, nó cũng có thể cảnh báo các vấn đề sức khỏe khác nhau. Dưới đây là 8 vị trí trên mặt thường xuất hiện mụn mà bạn cần chú ý:

- Trán: Khu vực này liên quan đến tâm trí và dây thần kinh. Nếu bị mụn ở trán nhiều, có thể là do bạn bị căng thẳng, lo lắng, suy nghĩ, thức khuya nhiều.

- Giữa lông mày: Đây là vị trí phản ánh tình trạng gan của bạn. Mụn xuất hiện giữa lông mày chứng tỏ gan của bạn đang có vấn đề hoặc tiêu thụ nhiều đồ cay nóng, chất béo và đồ uống có cồn.

- Má phải: Mụn ở vị trí này có thể là do môi trường, không khí khu vực bạn sống bị ô nhiễm, bụi, thuốc lá,...

- Má trái: Chức năng gan kém, bài tiết mật là không đủ, vấn đề này thuộc về hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu mụn trứng cá xuất hiện ở vùng má trái, đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng túi mật hoặc sỏi mật.

- Quanh miệng và cằm: Mụn mọc ở khu vực này thường liên quan đến các vấn đề về dạ dày và ruột non. Điều này có thể do bạn ăn nhiều đồ ăn nhanh và chiên rán.

- Mũi: Đây là khu vực rất dễ bị mụn. Nó có thể cảnh báo cơ thể đang có thể có vấn đề về tim, chẳng hạn như huyết áp cao và căng thẳng.

 Mũi là vị trí dễ bị mụn “ghé thăm”

Mũi là vị trí dễ bị mụn “ghé thăm”

- Cằm: Mụn trứng cá xuất hiện ở cằm hoặc khu vực gần miệng có thể cảnh báo cơ thể bạn đang có sự thay đổi hormone, như sắp tới kỳ kinh nguyệt, mất cân bằng nội tiết tố hoặc táo bón.

- Tai: Mụn xuất hiện trên tai có thể cảnh báo rằng, thận không hoạt động tốt, hệ thống bài tiết chất thải đang gặp vấn đề.

>> Xem thêm: Cách sử dụng cà chua trị mụn trứng cá hiệu quả

Bài viết đã cung cấp thông tin về các vị trí mọc mụn trên khuôn mặt phổ biến và biện pháp khắc phục hiệu quả. Hãy tuân thủ các phương pháp điều trị để nhanh chóng lấy lại làn da mịn màng, sạch mụn, bạn nhé!

Nguyễn Hà

Bình luận