Chủ đề “Bệnh eczema là gì?” nhận được rất nhiều sự quan tâm, bởi tình trạng này ngày càng phổ biến trong cộng đồng, nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, người mắc sẽ tránh được những tổn thương và biến chứng nguy hiểm về sau. Vậy, để hiểu rõ hơn về bệnh lý trên và cách khắc phục hiệu quả, mời bạn tham khảo ngay bài viết sau đây!  

Bệnh eczema là gì?

Eczema (hay còn gọi là bệnh chàm, viêm da cơ địa) là tình trạng da gặp phải những tổn thương mạn tính, điển hình như: Phát ban, nổi mụn nước, ngứa ngáy liên tục,... Điều này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe người mắc mà còn còn khiến họ gặp khó khăn trong sinh hoạt, đồng thời cảm thấy ngại ngùng, tự ti khi giao tiếp với những người xung quanh.

Cụ thể hơn, thời kỳ tiến triển của bệnh eczema thường trải qua các giai đoạn như sau:

- Phát ban: Vùng da người bệnh bị tổn thương ửng đỏ, ngứa ngáy, sưng tấy và nóng bừng lên.

- Nổi mụn nước: Đây là triệu chứng bệnh eczema đặc trưng nhất. Các mụn nước li ti xuất hiện theo từng đợt, tập trung thành những mảng nhỏ trên da. Khi gãi mạnh, mụn nước sẽ vỡ, dịch nhầy chảy ra, dễ gây bội nhiễm, mưng mủ.

- Đóng vảy, bong vảy: Dịch nhầy và huyết tương khô lại, đóng thành vảy. Sau đó chúng sẽ bong ra, để lại lớp da rất mỏng, nhẵn bóng.

- Có thể xuất hiện giai đoạn lichen hóa nếu tình trạng kéo dài lâu ngày, với biểu hiện: Vùng da tổn thương bị đổi màu, thô ráp, sần sùi, có nguy cơ để lại sẹo.

 Bệnh eczema là gì?

Bệnh eczema là gì?

Vậy, nguyên nhân nào khiến bệnh lý này khởi phát? Theo các chuyên gia, có rất nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng này, chẳng hạn như:

- Thể trạng người mắc: Người bị rối loạn chức năng chuyển hóa hoặc rối loạn nội tiết bẩm sinh có nguy cơ mắc eczema cao hơn bình thường.

- Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người thân từng bị bệnh thì bạn cũng có khả năng cao mắc phải.

- Tiếp xúc với yếu tố kích thích thường xuyên: Môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với hóa chất kéo dài, làm việc liên tục dưới ánh nắng mặt trời mà không có biện pháp bảo vệ tốt,... sẽ khiến da bị tổn thương, dễ kích ứng và khởi phát các triệu chứng nhanh hơn.

- Lo lắng, căng thẳng dài ngày: Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả tâm lý và khả năng miễn dịch của cơ thể, từ đó tạo điều kiện cho bệnh eczema tiến triển và bùng phát dữ dội.

- Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, sinh hoạt kém điều độ cũng là những yếu tố khiến tình trạng bệnh tiến triển trầm trọng thêm.

>> Xem thêm: Bệnh viêm da cơ địa có chữa khỏi được không?

Eczema có lây không?

Những tổn thương ngoài da của eczema khiến nhiều người lo sợ rằng, bệnh lý này có thể lây truyền từ người này sang người khác. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rằng, bệnh eczema hình thành là do phản ứng miễn dịch của cơ thể trước những tác nhân kích thích từ bên ngoài môi trường, không liên quan trực tiếp đến bất kỳ một loại vi khuẩn hay virus nào, bởi vậy, eczema hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm giữa người với người. Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm sinh hoạt bình thường với người thân hay bạn bè bị bệnh, cùng với đó, đừng nên xa lánh hay có thái độ tránh tiếp xúc, bởi điều đó sẽ khiến người bị eczema trở nên thu mình, buồn bã và càng khiến tình trạng của họ nặng thêm.

Tuy nhiên, người mắc cần chú ý thêm, nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời, tổn thương trên da dễ lây lan nhanh sang các vùng da khác trên cơ thể, thậm chí có khả năng để lại sẹo. Do vậy, dù eczema không quá nguy hiểm nhưng bạn vẫn nên điều trị sớm, vừa giúp cải thiện bệnh nhanh chóng mà tránh được các biến chứng nghiêm trọng hơn.

 Eczema không có khả năng lây nhiễm từ người sang người

Eczema không có khả năng lây nhiễm từ người sang người

>> Xem thêm: Viêm da tiếp xúc là bệnh gì?

Trên thực tế, bệnh eczema không quá nguy hiểm khi bạn phát hiện sớm và hỗ trợ điều trị đúng cách. Bên cạnh việc thực hiện một chế độ sinh hoạt khoa học, hãy tìm cho mình phương pháp để bảo vệ sức khỏe mỗi ngày, bạn nhé!

Thanh Hằng

Bình luận