Viêm da tiếp xúc là bệnh gì? Cách khắc phục ra sao? XEM NGAY
Viêm da tiếp xúc là bệnh da liễu tương đối phổ biến, có thể gặp ở nhiều độ tuổi. Không chỉ gây bứt rứt, khó chịu mà tình trạng này còn làm mất thẩm mỹ nghiêm trọng trên da. Nếu không khắc phục kịp thời, viêm da tiếp xúc có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hại. Vậy, để hiểu rõ hơn về bệnh lý này cũng như cách khắc phục hiệu quả, mời bạn tham khảo ngay những thông tin sau đây!
Thế nào là bệnh viêm da tiếp xúc?
Đây là một thể của bệnh chàm (hay còn gọi là eczema), có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau, kể cả người lớn hay trẻ nhỏ.
Tình trạng này hay xuất hiện ở những vùng cơ thể lộ ra ngoài, thường tại vị trí các nếp gấp lớn như: Lòng bàn tay, bàn chân, cổ, gáy, cẳng chân,... với triệu chứng đặc trưng là các đốm đỏ, nổi sần, kèm theo sự đóng vảy, nứt hay loét da. Một số trường hợp còn xuất hiện kèm mụn nước được gọi là ban dạng mụn nước.
Viêm da tiếp xúc khởi phát khi làn da tiếp xúc với yếu tố dị nguyên từ môi trường, hay gặp nhất là chất độc từ các loài cây, lông sâu bọ,... và thường xảy ra sau khi người bệnh tiếp xúc với tác nhân từ 5 – 7 ngày.
Có 3 loại viêm da tiếp xúc chính, đó là:
- Viêm da tiếp xúc dị ứng: Bạn có thể gặp dạng bệnh này khi làn da tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, chẳng hạn như: Trang sức, đồ len, vải sợi tổng hợp, cao su, kim loại,...
- Viêm da tiếp xúc kích ứng: Thể bệnh này gặp nhiều hơn, khi da chạm vào các hóa chất độc hại, bao gồm: Xà phòng, chất tẩy trắng, thuốc nhuộm tóc,...
- Viêm da tiếp xúc ánh sáng: Đây là thể bệnh hiếm gặp nhất, có thể gặp phải khi bạn phơi nắng ngoài trời quá lâu.
Viêm da tiếp xúc nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể khiến bội nhiễm, mưng mủ càng khó khắc phục.
Tình trạng viêm da tiếp xúc
>> Xem thêm: Viêm da cơ địa là gì? Khắc phục như thế nào?
Tại sao viêm da tiếp xúc khởi phát?
Hiện nay, vẫn chưa có khẳng định rõ ràng về nguyên nhân gây nên viêm da tiếp xúc. Tuy nhiên, nhiều tài liệu đã chỉ ra rằng, sự rối loạn của hệ thống miễn dịch chính là yếu tố hàng đầu khiến bệnh khởi phát. Bên cạnh đó, một số yếu tố từ môi trường tác động có hại đến làn da và gây nên phản ứng viêm trầm trọng. Chẳng hạn như:
- Tiền sử gia đình: Theo nghiên cứu, tỷ lệ trẻ nhỏ mắc viêm da dị ứng do di truyền từ cha mẹ lên tới 10 – 20%. Bởi vậy, nếu người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh lý này thì bạn có nguy cơ cao gặp phải viêm da dị ứng.
- Tác nhân từ môi trường như: Thời tiết, nhiệt độ, khói bụi,... cũng là nguyên nhân có thể khiến viêm da dị ứng bùng phát mạnh mẽ.
- Do tác nhân gây kích ứng như: Thực phẩm (hải sản, nhộng, tằm, thịt đỏ…), mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, chất tẩy rửa mạnh, lông thú, côn trùng,...
- Do một số bệnh lý khác, như: Hen, viêm mũi dị ứng, bệnh về gan,... cũng khiến phản ứng dị ứng trên da bùng phát.
Bệnh hen làm tăng nguy cơ mắc viêm da tiếp xúc
>> Xem thêm: Bị chàm khô ở mặt - phải làm sao?
Cách điều trị viêm da tiếp xúc hiện nay
Trên thực tế, vẫn chưa có cách điều trị viêm da dị ứng khỏi hoàn toàn, tuy nhiên, vẫn có nhiều phương pháp kiểm soát biểu hiện và ngăn ngừa biến chứng hiệu quả. Trong đó, thường kết hợp sử dụng thuốc, quang hóa trị liệu và các biện pháp chăm sóc tại nhà.
Các nhóm thuốc thường được sử dụng đó là:
- Thuốc bôi ngoài (dạng mỡ, gel, kem): Có khả năng làm sạch, sát khuẩn, kháng viêm, nhờ đó giảm phản ứng dị ứng trên da, cải thiện tình trạng sưng đỏ, tróc da.
- Bạn có thể dùng kháng sinh theo chỉ định để ngăn chặn nhiễm khuẩn thứ phát trên da.
- Thuốc kháng histamin cũng được chỉ định nhằm giảm nhanh phản ứng dị ứng trên cơ thể, bớt ngứa ngáy, ngăn ngừa tổn thương tiến triển trầm trọng hơn.
- Có thể tham khảo một số thuốc có khả năng ức chế miễn dịch để hạn chế phản ứng viêm quá mức trên da.
Tuy nhiên, những nhóm thuốc trên đều tiềm ẩn những tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe nên cần tham khảo kỹ ý kiến từ chuyên gia để tránh rủi ro khi dùng.
Ngoài ra, bạn cần thực hiện một lối sống khoa học, lành mạnh nhằm giúp khắc phục các triệu chứng bệnh hiệu quả hơn. Dưới đây là một số biện pháp hữu ích dành cho bạn:
- Tránh để da tiếp xúc với các yếu tố kích thích từ môi trường cũng như thực phẩm ăn hàng ngày. Cần có biện pháp bảo hộ nếu bắt buộc phải sử dụng các dung môi hóa học, chất tẩy rửa,... Nên lựa chọn những sản phẩm dầu gội, kem dưỡng không chứa hương liệu tổng hợp.
- Cố gắng không cào gãi nhiều để tránh tổn thương da nghiêm trọng hơn.
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các loại trái cây, rau củ chứa vitamin A, C, E, omega-3,... có khả năng kháng viêm tự nhiên, nhờ đó giúp cải thiện bệnh mỗi ngày. Đừng quên uống nước thường xuyên nhằm đào thải độc tố ra khỏi cơ thể tốt hơn.
- Vận động hợp lý, vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch, đồng thời nâng cao sức khỏe toàn diện.
Tăng cường vận động giúp nâng cao sức khỏe, ngăn ngừa viêm da tiếp xúc
>> Xem thêm: Viêm da cơ địa có chữa khỏi được không?
Viêm da tiếp xúc không phải là tình trạng khó khắc phục nếu bạn có chế độ sinh hoạt khoa học và các biện pháp điều trị đúng cách.
Hà Thu
Bình luận