Bệnh viêm da cơ địa là gì? Cách khắc phục như thế nào? TÌM HIỂU NGAY
Bệnh viêm da cơ địa là một trong những tình trạng mạn tính khá phổ biến, có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ, với triệu chứng điển hình là ngứa ngáy, đỏ da. Không chỉ gây bất tiện trong sinh hoạt, bệnh lý này còn ảnh hưởng lớn tới sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời. Để hiểu rõ hơn về viêm da cơ địa, mời bạn tham khảo ngay bài viết sau!
Viêm da cơ địa là gì?
Viêm da cơ địa (hay còn gọi là chàm, eczema) là tình trạng tổn thương mạn tính trên da. Bệnh xảy ra ở hầu hết các đối tượng, với nhiều độ tuổi khác nhau, có thể gặp từ lúc nhỏ và tái phát nhiều lần tới khi trưởng thành.
Triệu chứng viêm da cơ địa điển hình là sưng, mẩn đỏ trên da, ngứa ngáy khó chịu, đôi khi khô nứt, chảy dịch. Tình trạng này thường xuất hiện ở các vị trí: Trên mặt, vùng trước khuỷu tay, mặt sau đầu gối, nếu người mắc cào gãi nhiều thì có thể dẫn tới nguy cơ nhiễm trùng nặng trên da.
Trên thực tế, chưa có kết luận nào xác định rõ đâu là nguyên nhân gây viêm da cơ địa. Tuy nhiên, nhiều tài liệu đã chỉ ra một số yếu tố có thể khiến bệnh khởi phát và tiến triển nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như:
- Tiền sử gia đình: Nếu có người thân đã từng bị viêm da cơ địa thì bạn sẽ tiềm ẩn nguy cơ cao mắc phải bệnh lý này.
- Tiếp xúc với chất gây kích ứng: Các hóa chất có nguồn gốc tổng hợp trong sinh hoạt (xà phòng, bột giặt, nước rửa chén,...) dễ khiến làn da nhạy cảm của bạn bị dị ứng và nguy cơ bùng phát viêm da cơ địa. Bên cạnh đó, tiếp xúc dài ngày với môi trường ô nhiễm, khói bụi, nguồn nước kém trong sạch,... cũng làm gia tăng nguy cơ bạn mắc viêm da cơ địa.
Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm có thể làm bùng phát viêm da cơ địa
- Căng thẳng, lo lắng triền miên cũng là một yếu tố khiến bệnh khởi phát.
- Đôi khi, thời tiết thay đổi đột ngột sẽ khiến viêm da cơ địa ghé thăm bạn mà không hề báo trước, đặc biệt là lúc thời tiết chuyển từ mùa nóng sang lạnh, mưa nhiều, ẩm ướt,...
>> Xem thêm: Thông tin cần biết về bệnh viêm da cơ địa
Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không?
Viêm da cơ địa nhìn chung không gây ảnh hưởng lớn tới tính mạng, tuy nhiên nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì bệnh có thể gây những biến chứng khác trên da, đồng thời tái phát nhiều lần, ảnh hưởng lớn cuộc sống của người mắc.
Do triệu chứng điển hình của viêm da cơ địa là ngứa ngáy có thể diễn ra âm ỉ hoặc từng đợt dữ dội, càng gãi nhiều thì càng bị ngứa nên có thể khiến da bị trầy xước, dễ dẫn đến nhiễm trùng từ môi trường xung quanh, đặc biệt là tụ cầu vàng hay trực khuẩn mủ xanh sẽ hình thành mụn mủ, làm tăng nguy cơ tổn thương lan rộng, gây khó khăn cho việc điều trị.
Viêm da cơ địa kéo dài khiến làn da trở sưng đỏ, sần sùi, dày lên. Nếu tình trạng viêm tác động đến dây thần kinh, mắt, mặt sẽ rất nguy hiểm, gây đau cơ, đau đầu trong một thời gian. Phụ nữ mang thai mắc viêm da cơ địa có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Hơn nữa, việc dùng thuốc trong thời kỳ này cho mẹ bầu cũng khá khó khăn. Bệnh ngoài việc hay tái phát còn có khả năng làm xuất hiện một số vấn đề về sức khỏe khác như: Viêm mũi dị ứng, hen suyễn,... trên người có cơ địa nhạy cảm.
Ngoài ra, nếu những tổn thương trên da không được khắc phục sớm thì có thể để lại sẹo, gây mất thẩm mỹ, nhất là khi bệnh xảy ra ở vùng mặt và đồng thời còn gây nên những tổn thương da về sau, khó lành lại như cũ, khiến họ tự ti, thu mình, ngại giao tiếp.
Viêm da cơ địa khiến người mắc cảm thấy tự ti
>> Xem thêm: Viêm da dị ứng ở mặt làm sao để cải thiện
Các phương pháp điều trị viêm da cơ địa hiện nay
Mục tiêu hàng đầu để cải thiện viêm da cơ địa hiện nay chính là giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ và ngăn ngừa các tổn thương nghiêm trọng hơn trên da. Các phương pháp thường được áp dụng là điều trị bằng thuốc trong đợt cấp, kết hợp chế độ sinh hoạt khoa học tại nhà.
Dưới đây là một số nhóm thuốc thường được áp dụng, bao gồm:
- Thuốc kháng histamin H1 có tác dụng chống dị ứng, giảm ngứa ngáy.
- Corticosteroid dạng bôi ngoài da giúp cải thiện tình trạng sưng, viêm và làm giảm các triệu chứng ngứa nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng ngắn ngày và khi có chỉ định từ chuyên gia. Bởi thành phần này có nhiều tác dụng phụ với cơ thể, nhiều trường hợp bị teo da, khiến tổn thương nặng hơn, ngoài ra còn gây suy giảm chức năng gan, thận...
- Kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, không chứa hương liệu hóa học, giúp giảm tình trạng da khô, nứt nẻ.
Bên cạnh đó, một chế độ sinh hoạt khoa học sẽ giúp các triệu chứng của bạn được cải thiện nhanh chóng hơn:
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, C, E, beta-caroten, omega-3 có khả năng kháng viêm, chống oxy hóa rất tốt như: Cá, trái cây (kiwi, đu đủ, cam,...), rau củ (bí đỏ, bắp cải, súp lơ,…), ngũ cốc nguyên hạt,...
Thực phẩm giàu beta-caroten giúp cải thiện tình trạng viêm da cơ địa hiệu quả
- Tránh các thực phẩm có thể làm bùng phát viêm da cơ địa như: Trứng, sản phẩm từ sữa, các loại thịt đỏ, nhóm thức ăn chứa gluten,...
- Kiêng rượu, bia, không hút thuốc lá.
- Hạn chế gãi nhiều, thay vì dùng móng tay gãi, bạn hãy lấy đầu ngón tay ấn vào chỗ ngứa để cảm thấy bớt khó chịu hơn. Hãy cắt móng tay hoặc đeo bao tay vào ban đêm để tránh làm da bị tổn thương khi vô tình gãi.
- Bôi kem dưỡng ẩm: Kem dưỡng ẩm có tác dụng chống khô da và tránh ngứa, hạn chế tái phát. Chúng phải được sử dụng hàng ngày và dùng lâu dài sau khi triệu chứng đã được cải thiện.
- Mặc quần áo thoải mái: Bạn có thể giảm kích ứng cho da bằng cách tránh những bộ quần áo chật và cứng. Hãy chọn những trang phục thấm mồ hôi và mềm mại.
- Giảm căng thẳng và lo lắng: Stress và những rối loạn khác về mặt tâm lý có thể khiến viêm da cơ địa nặng thêm. Bạn cần tìm cách cải thiện tâm lý của mình để giảm bớt tình trạng ngứa da.
>> Xem thêm: Cách chữa bệnh chàm ở tay bằng thảo dượcThanh Hằng
Bình luận