Bệnh nhân vẩy nến nên ăn gì?
Bệnh vẩy nến được coi là nỗi kinh hãi của nhiều người. Hiện nay chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên nếu áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học, kết hợp với giải pháp điều trị hợp lý sẽ giúp người bệnh ngăn ngừa và hạn chế vẩy nến tái phát.
Ở bệnh nhân vẩy nến, các mảng bám trên da sản sinh tế bào nhanh gấp 10 lần so với bình thường. Trên những mảng viêm đỏ phủ vẩy nhiều lớp màu trắng đục như sáp nến, rất dễ bong, gây mất thẩm mỹ, ngứa ngáy khó chịu. Vẩy nến thường xuất hiện ở đầu gối, khuỷu tay, da đầu…
Áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý là một trong những yếu tố quan trọng giúp bệnh nhân ngăn ngừa và điều trị vẩy nến. Một số loại cá biển như cá hồi, cá thu, cá basa… có nhiều omega 3, rất tốt cho người bệnh; rau quả giàu beta-caroten như trái bơ, cà rốt và đặc biệt là xoài cũng có tác dụng bảo vệ da. Bên cạnh đó, nên hạn chế các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, những thức ăn chứa nhiều mỡ động vật, đồ ăn nướng, rán,… vì chúng dễ gây hại cho người bệnh.
Bệnh nhân mắc vẩy nến có thể được điều trị bằng thuốc mỡ axit salicylic, kem chứa thành phần steroid hoặc quang hóa trị liệu… Tuy nhiên, những phương pháp này có thể gây tác dụng phụ như làm teo và khô da, thậm chí khiến bệnh tái phát nặng hơn, vì vậy bệnh nhân cần được bác sĩ chỉ định và theo dõi.
Hiện nay, bên cạnh phác đồ điều trị chính thống, nhiều bác sĩ và bệnh nhân đang tin tưởng lựa chọn sử dụng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, hiệu quả bền vững, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài, nổi bật cho xu hướng đó là thực phẩm chức năng. Với thành phần chính là cây sói rừng giúp chống tự miễn, kết hợp với các dược liệu quý khác như: bạch thược, nhàu, nhũ hương, hoàng bá, thổ phục linh… nên sản phẩm có tác dụng phòng ngừa, hỗ trợ điều trị, cải thiện triệu chứng, ngăn chặn vẩy nến tái phát.
Bên cạnh các sản phẩm dùng đường uống, để có thể tác động trực tiếp vào vùng da bị tổn thương, bị vẩy, giúp tăng cường hiệu quả điều trị, các sản phẩm kem bôi ngoài da cũng thường được dùng phối hợp với thuốc uống, đặc biệt là các kem có nguồn gốc dược liệu. Với đặc tính dùng ngoài da và thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên nên kem dược liệu giúp làm sạch vẩy, mịn da, sử dụng đơn giản và không gây kích ứng da cũng như tác dụng phụ trên các cơ quan nội tạng.
Thành phần chính của kem dược liệu là chitosan được tinh chế từ vỏ các loài giáp xác như tôm, cua,… đóng vai trò là tín hiệu chuyển đến các tế bào để kích thích quá trình hình thành mô mới, giúp chống oxy hóa, kháng khuẩn, ức chế sự chết tế bào. Chitosan giúp điều chỉnh sự phân bố của dược chất, ổn định PH, tăng cường tính thấm qua da, làm trơn mịn da, bảo vệ da tránh tác động có hại từ môi trường. Các nghiên cứu cập nhật đăng tải trên Pubmed (trang web đăng các bài báo có nội dung đã được thẩm định trong lĩnh vực y sinh của thư viện Y khoa quốc gia Hoa Kỳ) cho thấy, chitosan có tác dụng giảm các triệu chứng của vẩy nến: chống viêm, làm nhanh liền sẹo, hạn chế sẹo lồi…
Trong kem, tác dụng của chitosan càng được tăng cường khi phối hợp với cao phá cố chỉ (tác dụng làm bạt sừng); cao lá sòi, MSM- hợp chất sulfat tự nhiên (giữ ẩm cho da, nhanh liền vết thương), cao ba chạc (chống viêm, kháng khuẩn). Do vậy, sản phẩm này là công thức toàn diện, chuyên biệt giúp loại bỏ vẩy da, giảm viêm ngứa ở bệnh vẩy nến nói riêng và các bệnh vẩy da khác nói chung như: á sừng, vẩy cá, vẩy phấn trắng, vẩy phấn hồng, vẩy cám… giúp làn da mịn màng, trở về trạng thái tự nhiên, ngăn chặn vẩy da tái phát.
Để làn da mịn màng, sạch vẩy, người bệnh nên dùng hàng ngày. Trước khi bôi, cần lau sạch vùng da bị bệnh bằng nước ấm. Đối với bệnh vẩy nến, bôi ngày 3- 4 lần vào các buổi sáng, tối trước khi đi ngủ. Ở một số bệnh vẩy da khác (eczema (chàm), vẩy phấn trắng, vẩy phấn hồng…) bôi ngày 2-3 lần và duy trì cả khi đã khỏi bệnh. Đồng thời, người bệnh nên sử dụng phối hợp với các sản phẩm thiên nhiên dùng đường uống như để tăng cường hiệu quả điều trị bệnh, cho làn da luôn sạch vẩy, mịn màng từ sâu bên trong cơ thể.
Thanh Hoa
Bình luận