Vẩy nến là bệnh hay tái phát, khó điều trị, thường gặp ở mọi lứa tuổi, chiếm 3-5% tổng số bệnh nhân đến khám trong khoa da liễu tại các bệnh viện.

Đặc trưng của vẩy nến là những mảng hồng ban có vẩy trắng bạc, thường xuất hiện trên những nếp gấp hay vùng tỳ đè như: khuỷu tay, cánh tay, đầu gối, chân, da đầu... Các vẩy trắng có nhiều tầng, nhiều lớp, dễ bong, khi cạo vụn ra như vết nến rơi lả tả.

Đến nay, các nhà khoa học đã tổng kết một số nguyên nhân chính gây vẩy nến, bao gồm: yếu tố di truyền (40% trường hợp cha mẹ mắc vẩy nến di truyền sang con); yếu tố tâm lý (stress); nhiễm khuẩn; dùng thuốc không đúng cách (thuốc kháng sốt rét tổng hợp); môi trường ô nhiễm, ánh sáng mặt trời, chấn thương thượng bì,... Những người nghiện rượu, thuốc lá cũng có nguy cơ mắc vẩy nến cao hơn ở những người khác.

Để điều trị vẩy nến, bác sĩ có thể dùng cho bệnh nhân thuốc điều trị tại chỗ chứa acid salicylic, phối hợp với nhóm thuốc corticoid, thuốc điều trị toàn thân như methotrexate, cyclosporine, saulfasalazine, acitretin,… Tuy nhiên, khi sử dụng các thuốc này, bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ đáng tiếc. Người bệnh cũng có thể được áp dụng biện pháp trị liệu ánh sáng như chiếu tia UVB, PUVA (quang hóa trị liệu). Tuy nhiên, phương pháp này có nguy cơ dẫn đến ung thư da.

Hiện nay, nhiều bác sĩ và bệnh nhân đang tin tưởng lựa chọn các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, không có tác dụng phụ, hiệu quả trong hỗ trợ điều trị và phòng ngừa vẩy nến, tiêu biểu cho xu hướng này là thực phẩm chức năng. Với thành phần chính là cây sói rừng giúp chống tự miễn, kết hợp với các dược liệu quý khác như: bạch thược, nhàu, nhũ hương, hoàng bá, thổ phục linh,… có tác dụng cải thiện triệu chứng, hỗ trợ điều trị, ngăn chặn vẩy nến tái phát.

Trong chương trình “Sức khỏe cho mọi người” (phát trên sóng VTV2), một khán giả có hỏi: “Vợ tôi bị vẩy nến và thường xuyên tái phát dù đã dùng một số thuốc điều trị. Xin hỏi, bệnh có nguy hiểm không? Vợ tôi có thể dùng để ngăn ngừa bệnh tái phát không?”. PGS.TS Phạm Văn Hiển- Nguyên Chủ tịch Hội Da liễu Việt Nam cho biết: Vẩy nến là bệnh không nguy hiểm nhưng kéo dài và tiến triển từng đợt. Nếu được điều trị đúng cách, bệnh nhân có thể kéo dài thời gian lành bệnh, giảm số lần tái phát. Trong trường hợp của vợ anh, có thể dùng để hỗ trợ điều trị vẩy nến, cân bằng hệ miễn dịch và phòng ngừa bệnh tái phát.

Để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa vẩy nến, bên cạnh việc uống thường xuyên, người bệnh cần kiểm soát các nguyên nhân gây bệnh hoặc có thể làm vẩy nến nặng hơn như stress, dùng thuốc,… đồng thời tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ.

 Thanh Hằng 

Bình luận