Mụn trứng cá từ lâu không còn là vấn đề xa lạ với mọi người, đặc biệt là tuổi dậy thì. Bởi vì nó “thường gặp”, nên nhiều người thay vì tìm cách trị mụn, lại chấp nhận để mặc cho mụn phát triển, chủ quan nghĩ một thời gian là sẽ tự hết. Nếu không điều trị mụn trứng cá đúng cách và kịp thời sẽ làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống giao tiếp của người bệnh.

Mụn trứng cá xuất hiện nhiều nhất trong giai đoạn dậy thì. Khoảng thời gian này, cơ thể có sự biến đổi về thể chất mạnh, các tuyến trong cơ thể hoạt động tối đa, tuyến tiết bã sản xuất, tiết ra nhiều chất nhờn, kết hợp với sự tấn công của các vi khuẩn sinh sống trên bề mặt da, gây nên trình trạng mụn trứng cá. Hầu hết lứa tuổi vị thành niên đều trải nghiệm thời kỳ mụn trứng cá, có người bị nhiều, người bị ít, do đó, mọi người lại càng chủ quan hơn trong việc trị mụn.

 

Ảnh minh họa

Mụn trứng cá thực sự trở nên phiền phức và để lại biến chứng khi bạn bị mắc dưới dạng viêm như mụn bọc, mụn nang … Ở dạng viêm, mụn trứng cá gồm mụn đầu đỏ, mụn mủ, nang, đinh râu, chốc lở… gây đau, sưng, có mủ, khi bị vỡ có thể lan ra nhiều vị trí khác, dẫn tới làn da trở nên xấu xí. Dù mụn hết nhưng những vết sẹo sâu, lồi lõm khiến bệnh nhân vô cùng ái ngại mỗi khi tiếp xúc với mọi người.

Điều trị mụn trứng cá là một quá trình liên tục với mục đích loại bỏ hoàn toàn mụn trứng cá và ngăn chặn những đợt mụn mới. Những vết tích do mụn trứng cá gây ra cần được chữa lành và cải thiện theo thời gian. Khi bị mụn trứng cá, người bệnh phải kiên trì điều trị. Tùy thuộc vào mức độ bệnh lý và tình trạng nhạy cảm da của từng bệnh nhân qua thăm khám trực tiếp mà bác sĩ chuyên khoa chọn lựa phương pháp điều trị phù hợp, thậm chí có thể phải phối hợp nhiều phương pháp điều trị trên một bệnh nhân. Sau đợt điều trị tấn công loại bỏ hết mụn, cần điều trị duy trì để tránh mụn tái phát.

 

Ảnh minh họa

 

 

Bình luận