Ngày 26/07/2014, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khoa học chuyên đề: “Thông tin cập nhật về chẩn đoán và điều trị bệnh vẩy nến” do Công ty TNHH Mỹ phẩm Spaphar tổ chức. Hội thảo mang đến thông tin cập nhật và những giải pháp mới trong việc chẩn đoán, điều trị bệnh vẩy nến giai đoạn hiện nay.

 

Tham gia Hội thảo có sự  trình bày, trao đổi của các vị giáo sư, bác sĩ đầu ngành trong lĩnh vực y dược như: PGS. TS Đặng Văn Em- Phó Chủ tịch Hội Da liễu Việt Nam- Chủ nhiệm khoa Da liễu Dị ứng- Bệnh viện TƯ Quân đội 108, PGS.TS.BSCKII Trần Quốc Bình- Giám đốc bệnh viện YHCT TƯ, cùng nhiều bác sĩ tại các bệnh viện trên toàn TP. Hà Nội và cơ quan thông tấn báo chí.

 explaq - dieutrivaynen.vn (ảnh minh họa)

Các chuyên gia trao đổi về phương pháp điều trị bệnh vẩy nến

Theo thống kê, bệnh vẩy nến (psoriasis) chiếm 5% dân số châu Âu, 2% dân số châu Á, châu Phi xấp xỉ 10% tổng số bệnh nhân đến khám ở những phòng khám da liễu và có tỷ lệ mắc không ngừng gia tăng qua các năm. Bệnh có biểu hiện bằng các mảng da chết dày lên trên nền đỏ, phân ranh giới rất rõ với vùng da lành bên cạnh, kích thước từ vài mm đến hàng chục cm... Trong trường hợp nặng, bệnh lan rộng toàn thân. Bệnh nhân có tâm lý tự ti, trầm cảm, cô lập xã hội, ngại giao tiếp với mọi người xung quanh. Chính tâm lý bi quan, lo lắng càng làm bệnh thêm phức tạp, hạn chế kết quả điều trị.

PGS.TS.BSCKII Trần Quốc Bình cho rằng, bệnh vẩy nến được YHCT định nghĩa rất sớm với biệt danh “Tùng bì tiễn, Ngưu bì tiễn” nghĩa là chứng ngứa, sẩn ở da.  Đây là bệnh mạn tính, tái phát liên tục, đa phần phát sinh ở tứ chi, mặt bên đùi, đầu gối, cẳng chân, mặt ngoài tay chân và vùng đầu. Tổn thương chủ yếu là những sẩn cộm kiểu đốm, đám hoặc mảng, đỏ hoặc trắng mốc như sáp nến, gây ngứa.

Về điều trị theo tây y, PGS.TS Đặng Văn Em cho biết, rất nhiều loại thuốc đã được sử dụng trong điều trị vẩy nến. Đó là các thuốc cổ điển (asen, bismuth, DDS), hiện đại (kháng sinh, corticoid, cyclosporin, interferon, interleukin...) hoặc kết hợp với các thuốc chống viêm, bạt sừng, tái tạo tế bào da. Ngoài ra, vẩy nến còn được điều trị bằng PUVA (quang hóa liệu pháp)… Tuy nhiên, tất cả các phương pháp trên đều có thể gây tác dụng phụ, bệnh dễ tái phát.

Trong khi đó, ở phần trình bày về phương pháp điều trị theo Đông y, PGS.TS.BSCKII Trần Quốc Bình cho rằng, bệnh vẩy nến theo quan niệm YHCT là do chính khí hư suy, công năng tạng phủ, khí huyết thất điều nên việc điều trị cần công bổ kiêm trị, phù chính khu tà, điều hòa khí huyết. Đặc biệt tại Hội thảo, các chuyên gia đầu ngành đã trao đổi về phương pháp điều trị vẩy nến hiệu quả - đó là “trong uống – ngoài bôi” bằng những sản phẩm thiên nhiên bởi ưu điểm: thân thiện với cơ thể người bệnh, vừa điều hòa hệ miễn dịch, vừa chống viêm, bong vẩy, tác động trực tiếp lên vùng da bị bệnh. 

Hotline: 024.3775.7240

Thanh Hòa

Bình luận