Là một trong những dịch bệnh bùng phát nhanh chóng trong thời gian gần đây, khiến nhiều người không khỏi lo lắng liệu sốt xuất huyết có lây không? Bên cạnh đó, phải làm cách nào để phòng ngừa tình trạng này hiệu quả? Để có lời giải đáp cụ thể cho những thắc mắc trên, xin mời bạn tìm hiểu những thông tin hữu ích trong nội dung bài viết này!

Bệnh sốt xuất huyết là gì?

Theo nghiên cứu, sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây nên thông qua trung gian chính là loài muỗi vằn Aedes aegypti. Bạn có thể mắc phải 1 trong 4 tuyp của virus: D1, D2, D3, D4 và cơ thể sẽ được miễn dịch đặc hiệu sau đó, tuy nhiên, không loại trừ khả năng bị sốt xuất huyết nhiều lần do nhiễm những chủng còn lại.

Các triệu chứng thường bắt đầu khoảng 4 -15 ngày. Thời gian ủ bệnh từ 4 - 7 ngày sau khi muỗi truyền virus sang người.

Khí hậu nhiệt đới, môi trường nóng ẩm là điều kiện thuận lợi để muỗi phát triển nên bệnh thường bùng phát ở những khu vực này, không kể nông thôn hay thành thị. Thống kê tại Việt Nam cho thấy, chỉ trong vòng 8 tháng đầu năm 2019 đã ghi nhận 163.431 ca mắc và 34 trường hợp tử vong. Điều này cho thấy sự ảnh hưởng không nhỏ của bệnh lý này.

Sốt xuất huyết nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời dễ xảy ra nhiều biến chứng khó lường, chẳng hạn như: Xuất huyết kết mạc, đau cơ, giảm tiểu cầu, hội chứng sốc sốt xuất huyết,...

 Sốt xuất huyết do muỗi vằn truyền bệnh

Sốt xuất huyết do muỗi vằn truyền bệnh

>> Xem thêm: Những kiến thức về bệnh tay chân miệng ở người lớn

Sốt xuất huyết có lây không?

Với sự “càn quét” của bệnh lý này khi số lượng người mắc gia tăng đến mức chóng mặt, chúng ta cũng phần nào hiểu được sốt xuất huyết có thực sự lây không!

Qua thực tế và nhiều tài liệu đã chỉ ra, sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm qua đường máu, thông qua những tác nhân sau đây:

- Phổ biến nhất là muỗi vằn Aedes aegypti nhiễm bệnh. Chúng thường hoạt động vào sáng sớm, chiều tối và chỉ có muỗi cái mới đốt và hút máu người.

- Bên cạnh đó, một số trường hợp khi người bệnh nhiễm virus Dengue được lấy máu và sau đó bơm kim tiêm này lại sử dụng cho người bình thường, tuy nhiên điều này hiếm khi xuất hiện, chỉ có thể gặp ở những cơ sở y tế không đảm bảo.

- Đôi khi, bạn không may bị lây truyền thông qua phơi nhiễm với tác nhân gây tổn thương da, niêm mạc,... Hoặc một số trường hợp người mẹ mang virus Dengue trong máu (mắc phải trong vòng 10 ngày trước sinh) có thể truyền virus cho con.

 Sốt xuất huyết dễ lây nhiễm và bùng phát thành dịch

Sốt xuất huyết dễ lây nhiễm và bùng phát thành dịch

>> Xem thêm: Cách nhận biết bệnh sởi

Cách phòng bệnh sốt xuất huyết như thế nào?

Sốt xuất huyết đã phát triển thành dịch nên bạn không được chủ quan mà cần thực hiện ngay các biện pháp phòng ngừa để giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh. Bạn có thể tham khảo một số lời khuyên sau đây:

Vệ sinh môi trường sống

Do muỗi sinh sôi rất nhanh trong môi trường ẩm ướt nên điều trước tiên trong các biện pháp phòng ngừa sốt xuất huyết là loại bỏ thùng, xô, chậu,... chứa nước khi không sử dụng. Trong trường hợp chưa dùng đến, bạn hãy úp chúng xuống để đảm bảo không có nước dư thừa bên trong.

Bên cạnh đó, những bình cắm hoa rỗng, chậu cây, chai lọ,... cũng là môi trường lý tưởng cho muỗi phát triển và rất có thể đó sẽ là ổ dịch của sốt xuất huyết.

Ngoài ra, bạn cũng nên phát quang các bụi rậm quanh nhà, khai thông rãnh nước, phối hợp với những người xung quanh vệ sinh toàn bộ khu vực sống để loại bỏ tối đa nơi muỗi có thể trú ngụ.

Sử dụng chất đuổi muỗi hoặc các thiết bị hỗ trợ

Phun thuốc hoặc sử dụng các thiết bị điện tử nhằm đuổi muỗi ra khỏi khu vực sinh hoạt là cách phổ biến giúp phòng bệnh sốt xuất huyết hiện nay. Bạn cũng có thể lắp thêm lưới chống muỗi vào cửa sổ hay ô thoáng sẽ giúp kéo dài hiệu quả sau khi phun thuốc.

Ngoài ra, hãy chú ý mắc màn khi ngủ ngay cả vào ban ngày và ban đêm, đặc biệt là cho trẻ nhỏ để ngăn ngừa muỗi đốt.

 Hãy buông màn khi ngủ để tránh nguy cơ bị sốt xuất huyết

Hãy buông màn khi ngủ để tránh nguy cơ bị sốt xuất huyết

Trồng cây đuổi muỗi

Đây phương pháp giúp xua đuổi muỗi tự nhiên mà không sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình bạn. Một số loại cây thường được trồng quanh nhà hoặc đặt tại các vị trí cửa sổ, góc phòng,... như ngũ gia bì, hương thảo, bạc hà, húng quế, ngũ sắc,... để đuổi muỗi.

Một số biện pháp khác

- Trong trường hợp gia đình bạn đã có người mắc bệnh sốt xuất huyết, hãy cố gắng cách li để không ảnh hưởng đến thành viên khác.

- Tránh mặc quần áo hở da nhiều, đặc biệt là trẻ nhỏ.

- Thoa kem chống muỗi thường xuyên.

- Bổ sung rau xanh, trái cây như dưa chuột, cà rốt, diếp cá, cam, bưởi,... giúp tăng cường sức đề kháng, làm bền vững thành mạch, ngăn ngừa sốt xuất huyết tiến triển.
- Tránh dùng các thực phẩm chứa quá nhiều protein hay dầu mỡ vì sẽ làm tăng nguy cơ gây sốt cao, co giật và khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn.  

 Bổ sung đủ dinh dưỡng khi bị sốt xuất huyết

Bổ sung đủ dinh dưỡng khi bị sốt xuất huyết

>> Xem thêm: Bệnh sởi ở trẻ sơ sinh - Cha mẹ đừng nhầm với sốt phát ban

Ngăn ngừa sốt xuất huyết nhờ sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên

Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị bệnh sốt xuất huyết khỏi hoàn toàn. Do đó, mục tiêu hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh là tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, từ đó giúp cơ thể có đủ khả năng chống chọi với tác nhân gây hại. Phương pháp được rất nhiều chuyên gia và người bệnh quan tâm chính là sử dụng các sản phẩm nguồn gốc thảo dược thiên nhiên vừa đạt hiệu quả cao mà rất an toàn, không gây tác dụng phụ. Tiêu biểu trong số đó là gel bôi làm sạch và sát khuẩn da Subạc.

Sản phẩm có thành phần chính là nano bạc, kết hợp với một số thảo dược khác như: Chitosan, dịch chiết neem (xoan Ấn Độ). Từ xa xưa, chúng ta đã biết đến khả năng tiêu diệt vi khuẩn của bạc và tác dụng này càng được nhân lên gấp bội khi chúng được bào chế dưới dạng kích thước siêu nhỏ (nano). Thành phần này có tác dụng cản trở quá trình sao chép, ngăn cản sự phát triển của virus, vi khuẩn; tiêu diệt chúng một cách hiệu quả. Đồng thời, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, nano bạc còn giúp đẩy nhanh quá trình liền sẹo nên rất thích hợp sử dụng trong điều trị các tổn thương ngoài da trong các bệnh: Sốt xuất huyết, tay chân miệng, thủy đậu, sởi…

 Gel Subạc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa sốt xuất huyết an toàn, hiệu quả

Gel Subạc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa sốt xuất huyết an toàn, hiệu quả

Đặc biệt, khi nano bạc được kết hợp với các dược liệu có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, thu nhỏ ổ loét, nhanh liền sẹo như dịch chiết neem, chitosan,… đã tạo nên một công thức độc đáo giúp đẩy nhanh quá trình hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết, giúp bạn cảm thấy dễ chịu, mau khỏe hơn. Để thuận tiện trong việc sử dụng, công thức này đã được các nhà khoa học bào chế thành dạng gel bôi ngoài da tiện dùng.

Ngoài ra, các chuyên gia khuyên bạn nên kết hợp sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Subạc chứa các thành phần thảo dược tự nhiên, an toàn như: Cao lá neem, L-Lysine, cao bạch chỉ, cao lá xoài, cao cỏ nhọ nồi, cao tạo giác thích, kẽm gluconate, kali iodid và vitamin C, giúp chống viêm, giảm nhẹ triệu chứng, làm tăng sức đề kháng, nâng cao chức năng hệ miễn dịch đặc hiệu cho cơ thể, ngăn chặn sự tấn công của những vật thể lạ như virus sốt xuất huyết.

Để tăng hiệu quả phòng tránh và điều trị bệnh sốt xuất huyết, ngoài chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học thì bạn nên kết hợp sử dụng bộ đôi sản phẩm thảo dược cốm và gel Subạc mỗi ngày nhé!.

Thu Ngân

 

Bình luận