Bệnh vẩy nến là một trong những bệnh da rất hay gặp ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Theo thống kê, tỷ lệ bệnh vẩy nến khác nhau tùy từng vùng, từng châu lục, song nó dao động trong khoảng 1-3% dân số. Bệnh gây nhiều tổn thương trên cơ thể, trong đó thương tổn móng rất thường gặp.

Ở bệnh nhân vảy nến, thương tổn da hay gặp và điển hình nhất là các dát đỏ có vẩy trắng phủ trên bề mặt, vẩy dày, có nhiều lớp xếp chồng lên nhau rất dễ bong và giống như vẩy nến. Kích thước thương tổn to nhỏ khác nhau với đường kính từ 1- 20 cm. Vị trí điển hình nhất của các dát đỏ có vẩy là vùng tì đè, hay cọ xát như: khuỷu tay, đầu gối, rìa tóc, vùng xương cùng, mông. Tuy nhiên sau một thời gian tiến triển các thương tổn có thể lan ra toàn thân.

Về thương tổn móng, có khoảng 30% - 40% bệnh nhân vẩy nến bị tổn thương móng tay, móng chân. Các móng ngả màu vàng đục, có các chấm lỗ rỗ trên bề mặt. Có thể móng dày, giòn, dễ mủn gãy hoặc rụng cả móng.  

Khi điều trị, bác sĩ có thể dùng cho bệnh nhân thuốc điều trị tại chỗ chứa axit salicylic, các thuốc corticoid, thuốc điều trị toàn thân có tác dụng điều biến miễn dịch như: methotrexat, cyclosporin,… Tuy nhiên, các thuốc này có thể gây nhiều tác dụng phụ.

Hiện nay, nhiều bác sĩ và bệnh nhân đang tin tưởng lựa chọn các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, hiệu quả bền vững, an toàn khi dùng lâu dài, đặc biệt là các sản phẩm đã được khẳng định qua nhiều hội thảo, nghiên cứu khoa học, điển hình cho xu hướng này là thực phẩm chức năng. Sản phẩm có thành phần chính là cây sói rừng giúp điều biến miễn dịch, chống tự miễn, đồng thời kết hợp với các dược liệu quý khác như: bạch thược, nhàu, nhũ hương, hoàng bá, thổ phục linh,… nên giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị và ngăn chặn tái phát, giảm các tổn thương do vẩy nến, trong đó có tổn thương móng. 

Bên cạnh các sản phẩm dùng đường uống, để có thể tác động trực tiếp vào vùng da bị tổn thương, bị vẩy, giúp tăng cường hiệu quả điều trị, các sản phẩm kem bôi ngoài da cũng thường được dùng phối hợp với thuốc uống, đặc biệt là các kem có nguồn gốc dược liệu. Với đặc tính dùng ngoài da và thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên nên kem dược liệu giúp làm sạch vẩy, mịn da, sử dụng đơn giản và không gây kích ứng da cũng như tác dụng phụ trên các cơ quan nội tạng.

Thành phần chính của kem dược liệu là chitosan được tinh chế từ vỏ các loài giáp xác như tôm, cua,… đóng vai trò là tín hiệu chuyển đến các tế bào để kích thích quá trình hình thành mô mới, giúp chống oxy hóa, kháng khuẩn, ức chế sự chết tế bào. Chitosan giúp điều chỉnh sự phân bố của dược chất, ổn định PH, tăng cường tính thấm qua da, làm trơn mịn da, bảo vệ da tránh tác động có hại từ môi trường. Các nghiên cứu cập nhật đăng tải trên Pubmed (trang web đăng các bài báo có nội dung đã được thẩm định trong lĩnh vực y sinh của thư viện Y khoa quốc gia Hoa Kỳ) cho thấy, chitosan có tác dụng giảm các triệu chứng của vẩy nến: chống viêm, làm nhanh liền sẹo, hạn chế sẹo lồi…

Trong kem, tác dụng của chitosan càng được tăng cường khi phối hợp với cao phá cố chỉ (tác dụng làm bạt sừng); cao lá sòi, MSM- hợp chất sulfat tự nhiên (giữ ẩm cho da, nhanh liền vết thương), cao ba chạc (chống viêm, kháng khuẩn). Do vậy, sản phẩm này là công thức toàn diện, chuyên biệt giúp loại bỏ vẩy da, giảm viêm ngứa ở bệnh vẩy nến nói riêng và các bệnh vẩy da khác nói chung như: á sừng, vẩy cá, vẩy phấn trắng, vẩy phấn hồng, vẩy cám… giúp làn da mịn màng, trở về trạng thái tự nhiên, ngăn chặn vẩy da tái phát.

Để làn da mịn màng, sạch vẩy, người bệnh nên dùng hàng ngày. Trước khi bôi, cần lau sạch vùng da bị bệnh bằng nước ấm. Đối với bệnh vẩy nến, bôi ngày 3- 4 lần vào các buổi sáng, tối trước khi đi ngủ. Ở một số bệnh vẩy da khác (eczema (chàm), vẩy phấn trắng, vẩy phấn hồng…) bôi ngày 2-3 lần và duy trì cả khi đã khỏi bệnh. Đồng thời, người bệnh nên sử dụng phối hợp với các sản phẩm thiên nhiên dùng đường uống để tăng cường hiệu quả điều trị bệnh, cho làn da luôn sạch vẩy, mịn màng từ sâu bên trong cơ thể. 

Thu Hương

Bình luận