Cách chữa nhiệt miệng bằng nước muối là phương pháp được khá nhiều người tìm hiểu và áp dụng, nhờ nguồn nguyên liệu dễ kiếm và cách thực hiện đơn giản. Nhưng liệu biện pháp này có mang lại hiệu quả thực sự? Cùng tham khảo ngay những thông tin trong bài viết sau để có lời giải đáp cụ thể, bạn nhé!

Nguyên nhân gây nhiệt miệng

Nhiệt miệng là tình trạng viêm loét miệng khá phổ biến. Bệnh có nhiều thể khác nhau, tuy nhiên, vẫn xuất hiện một số triệu chứng điển hình, chẳng hạn như: Các triệu chứng tiến triển bằng những đốm loét nhỏ ở má, mặt trong của môi, trên đường viền nướu hay lưỡi. Sau đó, tổn thương sẽ ngày càng lan rộng, kèm theo cảm giác ngứa ran, nóng, rát, đau đớn. Các vết loét do nhiệt miệng thường có hình bầu dục, trắng hay màu vàng, có viền xung quanh.

   Triệu chứng nhiệt miệng như thế nào?

Triệu chứng nhiệt miệng như thế nào?

Thông thường, bệnh nhiệt miệng thường xuất hiện do các nguyên nhân như:

- Nhiễm khuẩn: Do mất cân bằng sinh học của các loại vi sinh vật trong miệng, bao gồm vi khuẩn ái khí, kỵ khí và nấm cộng sinh.

- Một số yếu tố nguy cơ: Thiếu hụt các chất tạo máu (như iron, folic acid, vitamin B12), bất thường miễn dịch,...

- Các bệnh răng miệng như: Sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu,...; Sang chấn như cắn phải miệng, lưỡi, các tác động khác làm rách niêm mạc ở vùng này có thể gây lở loét hoặc sự phản ứng của khoang miệng với thành phần hóa học nào đó (ví dụ như trong kem đánh răng).

- Chức năng miễn dịch suy giảm do áp lực tinh thần, công việc căng thẳng, khiến các vi khuẩn, virus có điều kiện tấn công và gây tổn thương khoang miệng. Đây được xem là nguyên nhân quan trọng khiến nhiệt miệng tiến triển.

Nhưng theo các nhà khoa học, nguyên nhân chính gây bệnh là do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng. Bởi thực tế, trong khoang miệng của chúng ta vốn tồn tại rất nhiều vi sinh vật. Khi gặp các yếu tố thuận lợi kể trên, chúng sẽ tấn công vào tổ chức răng miệng bằng cách tiết ra những độc tố gây tổn thương niêm mạc miệng và hình thành nhiệt miệng.

Chữa nhiệt miệng không khó nếu bạn lựa chọn đúng phương pháp. Trên thực tế, nhiều người dùng muối để chữa nhiệt miệng cho hiệu quả khả quan.

>>> Xem thêm: Nhiệt miệng có lây không?

Cách chữa nhiệt miệng bằng muối liệu có hiệu quả?

Nước muối là giải pháp đơn giản, được nhiều người áp dụng giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng, trong đó có chữa nhiệt miệng.

Thực tế, muối có tính sát khuẩn cao, chống viêm hiệu quả, khiến vết loét ở miệng lành lại nhanh chóng hơn. Cách chữa nhiệt miệng bằng muối rất đơn giản:

- Lấy 1 thìa cafe muối pha vào 250ml nước ấm, khuấy đều.

- Dùng dung dịch này súc miệng trong khoảng 30 giây rồi nhổ bỏ, có thể súc miệng lại với nước sạch.

   Cách chữa nhiệt miệng bằng muối

Cách chữa nhiệt miệng bằng muối

Bạn chỉ nên pha nước muối với nồng độ thích hợp, bởi dùng nước muối quá mặn có thể làm tổn thương răng miệng, gây khô miệng, khô họng. Theo các chuyên gia, bạn nên súc miệng với nước muối ấm từ 4 - 5 lần/ngày để nước muối phát huy hiệu quả cao nhất.

Súc miệng bằng nước muối ấm liên tục sau 1 - 2 ngày, vết nhiệt miệng sẽ nhanh chóng lành lại, bạn sẽ không cảm thấy bất cứ khó chịu nào khác.

Tuy nhiên, chữa nhiệt miệng bằng muối cần thực hiện trong thời gian dài mới nhận thấy hiệu quả. Bởi vậy, bạn cần tìm hiểu những phương pháp khác giúp khắc phục tình trạng nhiệt miệng nhanh chóng, đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát.

Thu Trang

Bình luận