Nhiệt miệng ở má trong là tình trạng viêm nhiễm ở khoang miệng khá phổ biến, tuy ít gây nguy hại cho sức khỏe nhưng gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới người mắc, đặc biệt là việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Vậy triệu chứng cụ thể của nhiệt miệng ở má trong là gì, cách khắc phục ra sao? Mời bạn tham khảo ngay bài viết sau để có lời giải đáp cụ thể!

Nhiệt miệng ở má trong có triệu chứng gì?

Nhiệt miệng ở má trong là tình trạng viêm loét xuất hiện ở vùng niêm mạc trong của má tại khoang miệng. Thực tế, đây là bệnh có thể gặp ở bất cứ ai, kể cả người lớn hay trẻ nhỏ.

Các tổn thương thường là những đốm nhỏ, màu trắng, có thể loét ra khiến người mắc rất đau đớn, khó chịu, khiến ăn uống khó khăn, không thể cử động cơ hàm bình thường. Bên cạnh đó, với mỗi dạng cụ thể, triệu chứng nhiệt miệng ở má có một số điểm khác biệt. Chẳng hạn như:

Nhiệt miệng ở má trong thể nhỏ

- Đây là thể thường gặp nhất, chiếm tới 80% tổng số trường hợp.

- Vết loét nhỏ, dạng hình tròn hay bầu dục, nằm rải rác.

- Các triệu chứng có thể thuyên giảm sau 1 đến 2 tuần và không để lại sẹo.

Nhiệt miệng ở má trong thể lớn

- Đây là tình trạng tiến triển nặng hơn của thể nhỏ, với các vết loét lan rộng và sâu hơn, cạnh không đều, có thể khu trú tại một vùng.

- Cần thời gian hồi phục lâu hơn, có thể lên tới 1 - 2 tháng.

- Nguy cơ để lại sẹo.

Nhiệt miệng ở má trong dạng herpes

- Triệu chứng điển hình: Tổn thương xuất hiện thành cụm, kích thước tương tự nhau, cạnh không đều.

- Vết loét có thể lành lại sau vài tuần và không để lại sẹo.

Ngoài ra, khi gặp phải một số biểu hiện sau đây, bạn cần có biện pháp điều trị ngay để tránh biến chứng nguy hiểm:

- Tổn thương lan rộng đến môi, có những vết mới xuất hiện ngay cả khi vết cũ vẫn chưa lành.

- Sau 3 tuần, triệu chứng không thuyên giảm.

- Có sốt cao hoặc tiêu chảy kèm theo.

   Nhiệt miệng ở má trong khiến người mắc đau đớn

Nhiệt miệng ở má trong khiến người mắc đau đớn

Cách trị nhiệt miệng ở má trong hiệu quả hiện nay

Thực tế, nhiệt miệng ở má trong không quá nguy hiểm, tuy nhiên, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và cuộc sống của người mắc. Vậy cách khắc phục hiệu quả tình trạng này là gì? Cùng tham khảo bạn nhé!

Sử dụng thuốc

Dưới đây là một số chế phẩm bạn có thể dùng khi bị nhiệt miệng ở má trong hay các vị trí khác:

- Gel sát trùng.

- Thuốc giảm đau: Paracetamol, ibuprofen,…

- Dung dịch súc miệng chứa các thành phần có khả năng kháng khuẩn, chống viêm nguồn gốc tổng hợp (chứa chlorhexidine,...) hay thảo dược (từ chiết xuất sáp ong, lá trầu không, cùi cau,...).

- Nếu viêm loét nặng, có thể sử dụng thêm thuốc kháng sinh, chống viêm, thuốc bôi tại chỗ,...

Chăm sóc tại nhà

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bạn cũng cần thực hiện một chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý để tình trạng nhiệt miệng ở má trong hồi phục nhanh chóng hơn:

- Trong thời gian vết loét chưa lành, bạn hãy hạn chế ăn những thức ăn cay, nóng hay lạnh quá mức.

- Uống nước ấm để giữ ẩm cho niêm mạc miệng, đồng thời làm dịu cơn đau.

- Vệ sinh răng miệng đúng cách: Chải răng 2 lần/ngày, sử dụng bàn chải mềm để tránh làm tổn thương niêm mạc miệng. Kết hợp súc miệng với các dung dịch có khả năng kháng khuẩn, giảm viêm sưng tốt.

- Bổ sung các đồ ăn “mát” để nhanh khỏi nhiệt miệng ở má trong như: Các loại đậu, sắn dây, ăn rau xanh, trái cây giàu vitamin C,…

- Giảm tối đa các đồ chiên rán, cay nóng hoặc các chất kích thích như bia, rượu,... vì dễ khiến vết loét tiến triển trầm trọng hơn.

   Bổ sung dinh dưỡng hợp lý giúp ngăn ngừa nhiệt miệng ở má trong

Bổ sung dinh dưỡng hợp lý giúp ngăn ngừa nhiệt miệng ở má trong

>> Xem thêm: Cách chữa hôi miệng bằng vỏ bưởi

Thu Hương

 

Bình luận