Vị trí mọc mụn trên khuôn mặt cảnh báo tình trạng sức khỏe như thế nào?
Nhiều người cho rằng, mụn đến từ các nguyên nhân bên ngoài cơ thể như: Vệ sinh da không sạch sẽ, da dị ứng mỹ phẩm, bị nhiễm khuẩn,... Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh, vị trí mọc mụn trên khuôn mặt còn cảnh báo dấu hiệu về sức khỏe. Với mỗi một vị trí mọc mụn sẽ cảnh báo vấn đề khác nhau trong cơ thể của bạn. Vậy để biết những vấn đề đó là gì thì mời bạn cùng theo dõi nội dung bài viết sau.
Nguyên nhân gây ra mụn
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra mụn. Nguyên nhân phổ biến nhất đó là do sự tăng tiết bã nhờn dưới da khi nang lông, bị tắc nghẽn.
- Các tuyến bã nhờn là những tuyến nhỏ được tìm thấy gần bề mặt da. Các tuyến này được gắn vào nang lông, đó là những lỗ nhỏ trên da của bạn mà một sợi tóc riêng lẻ mọc ra.
- Một nguyên nhân điển hình hay gặp ở tuổi dậy thì đó là sự kích hoạt bởi mức độ hormone tăng lên gọi là testosterone. Các tuyến bã nhờn đặc biệt nhạy cảm với hormone. Người ta cho rằng, mức độ testosterone tăng lên khiến các tuyến sản xuất nhiều bã nhờn hơn so với nhu cầu của da.
- Bên cạnh đó, còn có một số kích hoạt khác làm hình thành mụn trứng cá như: Ô nhiễm môi trường (khói bụi, dầu mỡ); Vệ sinh da mặt không đúng cách (sử dụng sữa rửa mặt nhiều lần trong ngày, sữa rửa mặt có các chất tẩy rửa mạnh); Dùng mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng (kem trộn, kem làm trắng,… khiến cho da bị kích ứng); Thói quen thức khuya, sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích (rượu, bia, hút thuốc,..); Chế độ ăn uống không hợp lý (ăn đồ cay nóng, thức ăn nhanh, không ăn rau xanh, củ quả,…).
Các yếu tố hình thành mụn
>> Xem thêm: Tuyệt chiêu đánh bay mụn trứng cá bằng thực phẩm dễ kiếm
Vị trí mọc mụn trên khuôn mặt cảnh báo sức khỏe như thế nào?
Trên mặt bạn thường hay xuất hiện những vị trí mọc mụn nào? Những vị trí đó nói lên bạn có thể tiềm ẩn vấn đề sức khỏe nào? Hãy chú ý đến các đốm mụn để phòng ngừa bệnh càng sớm càng tốt.
Đoán bệnh qua vị trí nổi mụn
1. Mụn ở trán
Khu vực này liên quan đến tâm trí và dây thần kinh của bạn. Mụn xuất hiện ở vị trí này là do bạn bị căng thẳng, lo lắng và suy nghĩ, thức khuya nhiều. Để có thể loại bỏ mụn ở khu vực này, bạn hãy để đầu óc được thư giãn, không suy nghĩ nhiều. Bạn có thể lựa chọn một bộ phim hay, quyển sách độc đáo để đọc và cố gắng đi ngủ trước 23h.
2. Mụn ở giữa lông mày
Đây là nơi phản ánh tình trạng gan của bạn. Mụn xuất hiện ở vị trí này chứng tỏ gan đang có vấn đề do bạn tiêu thụ nhiều đồ cay nóng, chất béo và đồ uống có cồn. Để có thể giải quyết vấn đề này, bạn cần phải loại bỏ các loại thực phẩm gây hại như trên.
3. Mụn ở má phải
Mụn xuất hiện ở đây có thể là do môi trường, không khí khu vực bạn sống bị ô nhiễm, bụi, thuốc lá,... Bạn cần cố gắng bỏ hút thuốc hoặc tránh xa môi trường có khói thuốc, sử dụng khẩu trang khi ra đường.
4. Mụn ở má trái
Chức năng gan kém, bài tiết mật là không đủ, vấn đề này thuộc về hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu mụn trứng cá xuất hiện ở vùng má trái, đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng túi mật hoặc sỏi mật.
5. Mụn trứng cá quanh miệng và cằm
Nổi mụn ở khu vực này thường liên quan đến các vấn đề về dạ dày và ruột non. Do bạn ăn nhiều đồ ăn nhanh và đồ chiên nóng. Bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống của mình, nên ăn nhiều rau xanh, trái cây để có sức khỏe tốt và loại bỏ mụn.
6. Mũi
Mụn trứng cá trên mũi cho thấy bạn có thể tiềm ẩn vấn đề về tim, chẳng hạn như huyết áp cao và căng thẳng. Cholesterol cao ảnh hưởng đến tim và mạch máu.
7. Cằm
Khi mụn trứng cá xuất hiện ở cằm hoặc khu vực gần miệng, bạn nên chú ý vì có thể cơ thể bạn đang có sự thay đổi hormone. Trong những ngày này, đặc biệt là với phụ nữ, báo hiệu sắp có kinh nguyệt. Ngoài ra, mụn trứng cá ở mặt còn là dấu hiệu cho thấy sự mất cân bằng nội tiết tố và táo bón.
8. Tai
Khi mụn xuất hiện trên tai, điều này cảnh báo rằng, thận không hoạt động tốt, hệ thống bài tiết chất thải đang gặp vấn đề.
>> Xem thêm: Cách trị mụn bọc ở trán đơn giản và hiệu quả chỉ với 5 cách này!
Cách điều trị mụn ở trên mặt đơn giản tại nhà
Khi bị mụn trứng cá, bạn đừng sờ nặn mụn vì sẽ làm chúng thêm trầm trọng. Thay vào đó, bạn có thể dùng mặt nạ chế biến từ hoa trái, vật dụng trong nhà để nhanh lấy lại làn da láng mịn và sạch mụn.
Trị mụn từ chanh
Nước chanh có khả năng trị mụn hiệu quả chỉ sau vài ngày sử dụng. Do giàu vitamin C nên nước cốt chanh tốt cho tất cả các loại da. Tính axit trong loại quả có vị chua này còn tẩy tế bào chết trên da, nhờ đó làm se và khô vết mụn nhanh chóng. Để làm sạch mụn, đặc biệt là các nốt mụn mủ, bạn có thể ngâm một ít bông gòn vào 2 muỗng nước cốt chanh tươi. Thoa dung dịch này lên vết mụn, để khoảng 20 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm. Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày.
Trị mụn từ mật ong
Các vitamin A, C, đặc biệt là vitamin E trong mật ong tham gia vào quá trình chống oxy hóa hiệu quả. Đặc biệt, chất Pinocembrin có khả năng chống oxy hóa mạnh, giúp tiêu diệt những gốc tự do được hình thành do quá trình lão hóa của cơ thể hoặc bởi tia tử ngoại. Dùng mật ong nguyên chất thoa một lớp mỏng lên vùng da bị mụn, sau 20 - 30 phút thì rửa lại với nước ấm. Ngoài việc trị mụn, loại mặt nạ mật ong nguyên chất còn tẩy đi các tế bào chết trên da, giúp da sáng mịn hơn, tránh những vết thâm, sẹo do mụn gây nên.
Trị mụn tại nhà với mật ong
Lá cây neem
Lá neem có tính kháng khuẩn và nấm, có thể tiêu diệt vi khuẩn gây mụn và ngăn ngừa mụn tái phát. Bên cạnh đó, lá neem còn có đặc tính lọc máu và làm se da tự nhiên rất tốt. Bạn cần cắt 10 lá neem, rửa sạch rồi đem nấu với nước và vỏ cam cắt nhỏ. Nghiền hỗn hợp thành bột nhão. Thêm chút mật ong, sữa chua, sữa đậu nành trộn đều rồi đắp lên vùng da bị mụn 3 lần/tuần sẽ giúp xóa mụn trứng cá, làm khô u nhọt, tẩy mụn cám và thu nhỏ lỗ chân lông.
Lá cây neem giúp loại bỏ mụn trứng cá
>> Xem thêm: Nguy hiểm nào rình rập nếu bạn nặn mụn?
Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các vị trí mọc mụn trên mặt, từ đó có biện pháp khắc phục phù hợp. Bên cạnh đó, hãy lựa chọn phương pháp để trị mụn một cách hiệu quả, an toàn, bạn nhé!
Đỗ Loan
Bình luận