Hôi miệng từ cổ họng: Nguyên nhân và cách chữa trị
Hôi miệng từ cổ họng là tình trạng mà nhiều người hiện đang mắc phải. Hầu hết, mọi người thường chủ quan và nghĩ rằng, hiện tượng này chỉ xuất phát từ khoang miệng. Chính cách hiểu sai lệch này đã khiến không ít người bị hôi miệng tìm đủ cách làm sạch khoang miệng mà không cải thiện. Vậy vì sao cổ họng lại có thể là nguyên nhân dẫn tới hôi miệng và làm thế nào để điều trị dứt điểm bệnh này…? Mời bạn cùng tham khảo nội dung bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân gây hôi miệng từ cổ họng là gì?
Mùi hôi khó chịu xuất phát từ cổ họng khiến bạn thêm bối rối, tự ti trong giao tiếp với mọi người xung quanh. Dưới đây là những nguyên nhân gây hôi miệng từ cổ họng mà bạn nên biết:
- Viêm họng: Trước khi tìm hiểu làm sao hết hôi miệng, bạn cũng nên biết lý do miệng bị hôi hay gặp chính là đau họng, còn được gọi là viêm họng. Viêm họng là đau phần cổ họng nằm ngay phía sau vòm miệng, nó kéo dài đến họng. Virus và vi khuẩn từ nhiễm trùng xoang, cảm lạnh hoặc cảm cúm gây đau họng. Vi khuẩn có thể làm cho hơi thở bạn có mùi.
Viêm họng có thể là yếu tố gây ra tình trạng hôi miệng
- Đờm ở cổ họng: Các chất nhày, đờm tích tụ ở cổ họng cũng là nguyên nhân khiến hơi thở có mùi.
+ Nhiễm trùng: Phần lớn mùi hôi từ cổ họng đều do viêm nhiễm amidan hoặc viêm xoang. Vi khuẩn tiết ra độc tố gây hại, tạo nên các khối amidan chứa chất nhầy có màu trắng vàng, dễ bị kẹt ở cổ họng, gây tắc nghẽn sự lưu thông không khí, tạo ra mùi hôi khó chịu xông lên miệng.
- Vi khuẩn ở lưỡi: Những vi khuẩn có ở bề mặt của lưỡi là nguyên nhân gây hôi miệng. Biểu hiện rõ nhất là lớp màng trắng, lưỡi có nhiều khe rãnh, khe nứt hơn bình thường.
- Do mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa: Hở van dạ dày gây hôi miệng, acid dạ dày cùng thức ăn tiêu hóa dở bị trào ngược lên thực quản chính là lý do khiến cổ họng có mùi hôi. Hơn nữa, các acid ợ lên liên tục đã bào mòn niêm mạc họng, khiến bạn dễ bị những bệnh lý về đường hô hấp như viêm amidan.
- Một số vấn đề như: Cảm cúm, ngạt mũi,... cũng gây tắc nghẽn lưu thông, tạo ra mùi hôi khó chịu.
>>> Xem thêm: Nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ nhỏ là gì?
Hôi miệng có ảnh hưởng như thế nào?
Hôi miệng nếu không khắc phục sớm có thể gây ra một số ảnh hưởng nhất định như:
Hôi miệng khiến bạn tự ti, mặc cảm
- Tác động lớn đến tâm lý bản thân: Bạn sẽ trở nên rụt rè, mất tự tin trước đám đông, tự ti mặc cảm trước mọi người trong gia đình. Theo thời gian, bạn trở nên trầm cảm không dám tham gia vào các hoạt động xã hội, ngại đến các buổi giao lưu, những buổi tiệc họp mặt bạn bè.
Điều này khiến bạn lẫn tránh đám đông, tự tách mình ra khỏi khỏi cộng đồng, lúc này cuộc sống trở nên rất buồn chán. Hôi miệng còn làm cản trở khả năng giao tiếp và thay đổi cảm nhận của bạn đối với mọi người.
- Giới hạn khả năng của bạn trong công việc: Hơi thở có mùi làm mất hình ảnh cũng như niềm tin của bạn khi trao đổi và đàm phán với đối tác.
Khi bạn xin việc vào công ty rất chuyên nghiệp, có chế độ đãi ngộ xứng tầm với năng lực nhưng chỉ vì lý do hơi thở có mùi khiến cuộc phỏng vấn của bạn và nhà tuyển dụng rất nhạt nhẽo. Làm sao bạn có thể nói với nhà tuyển dụng là bạn rất năng động, sáng tạo trong khi mùi hơi thở đã át những suy nghĩ này.
Hôi miệng chính là nỗi ám ảnh và kẻ thù thầm lặng làm đánh mất cơ hội thăng tiến của bạn.
Hôi miệng gây ảnh hưởng lớn tới công việc, cuộc sống của bạn
- Kẻ thù của tình yêu đôi lứa: Bệnh hôi miệng là vấn đề rất tế nhị trong tình yêu và hôn nhân gia đình. Khi bị hôi miệng, bạn thường ngại trò chuyện hay hôn nhau không còn cảm hứng. Còn nếu bạn phát hiện người yêu mình mắc phải bệnh này nhưng lúc khuyên đi chữa không tế nhị cũng làm đối phương dễ tổn thương.
Có rất nhiều trường hợp, chỉ vì hôi miệng tình cảm trong gia đình bị rạn nứt và nhiều cuộc tranh cãi diễn ra vì hôi miệng mất tự tin không dám hôn vợ, hôn chồng,… khiến đối phương nghi ngờ về sự nhạt phai tình cảm hay tình trạng ngoại tình của người còn lại.
>>> Xem thêm: Chữa hôi miệng bằng cách nào?
Cách điều trị hôi miệng từ cổ họng
Sau khi biết chính xác nguyên nhân gây hôi miệng từ cổ họng, bạn cần tìm cách khắc phục triệt để tình trạng này. Dưới đây là những cách giúp bạn loại bỏ mùi hôi miệng từ cổ họng hiệu quả, làm hơi thở trở nên dễ chịu hơn mà không hề tốn kém.
Chú ý vệ sinh răng miệng
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thường xuyên chính là cách để bạn có thể hạn chế tối đa nhất mùi hôi miệng từ cổ họng, cũng như hạn chế những bệnh lý răng miệng khác. Bên cạnh đó, bạn nên chú ý giữ cho cổ họng ẩm. Hãy nhớ đánh răng và làm sạch lưỡi ít nhất 2 lần/ngày và dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng mỗi khi ăn xong.
Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp bạn cải thiện chứng hôi miệng
Ngoài ra, bạn cũng nên kết hợp thêm các dung dịch súc miệng chứa thành phần thảo dược để tăng hiệu quả vệ sinh răng miệng, ngăn ngừa hơi thở có mùi.
Luôn luôn cung cấp nước cho cơ thể
Cổ họng bị khô là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, do đó, thường xuyên cung cấp nước là cách tạo độ ẩm cho cổ họng để giảm viêm họng và hôi miệng. Uống đủ nước, duy trì độ ẩm khoang miệng, kích thích sản sinh nước bọt bằng cách nhai kẹo cao su là những cách cải thiện tình trạng hôi miệng được nhiều người áp dụng.
Xây dựng chế độ ăn hợp lý
Một cách chống lại hôi miệng từ cổ họng là làm sạch hệ tiêu hóa bằng cách thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày. Tránh ăn thực phẩm nhiều chất béo, protein, các chất kích thích như rượu bia, caffeine. Các acid amin có trong sữa chua có thể trung hòa, chống lại những vi khuẩn hại có trong đường tiêu hóa. Tránh những thực phẩm có tính axit như tỏi, chanh và hành sẽ giúp giảm bớt vi khuẩn gây hôi miệng.
>>> Xem thêm: 9 cách chữa hôi miệng tại nhà
Những những kiến thức xung quanh vấn đề hôi miệng từ cổ họng được đề cập ở trên, mong rằng mọi người đã hiểu và không còn chủ quan với tình trạng này. Để phòng ngừa và cải thiện hôi miệng, ngoài việc vệ sinh răng miệng khoa học, sử dụng dung dịch súc miệng thì bạn cũng nên khám nha khoa đều đặn 6 tháng 1 lần bạn nhé!
Thái Vinh
Bình luận