Thời tiết nóng, ẩm khiến dịch bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ ngày càng gia tăng. Bên cạnh phương pháp điều trị tây y, cha mẹ cũng cần quan tâm trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì để nhanh hồi phục sức khỏe, đồng thời ngăn ngừa các triệu chứng tiến triển trầm trọng hơn. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn tham khảo ngay những thông tin sau!

Thông tin chung về bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Hiện nay, tay chân miệng được đánh giá là một trong những bệnh ngoài da do virus rất phổ biến, đặc biệt là trẻ nhỏ. Độ tuổi lên 5 là đối tượng dễ mắc tay chân miệng nhất, do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Tuy nhiên, trẻ hơn 5 tuổi và người lớn cũng không loại trừ mắc bệnh này. Bệnh có tốc độ lây lan nhanh chóng và dễ bùng phát thành dịch trong thời điểm giao mùa.

Theo nghiên cứu, nguyên nhân gây bệnh là do chủng Enterovirus (E71, E68). Các virus này sinh sôi và phát triển trong đường tiêu hóa, có khả năng lây từ người này sang người khác qua tiếp xúc thông thường.

Triệu chứng khởi phát của bệnh là trẻ bị sốt nhẹ, kèm theo đau họng, chảy mũi, người mệt mỏi, không chịu chơi đùa… Biểu hiện này có thể kéo dài trong vài ngày, sau đó chuyển sang giai đoạn toàn phát với sự xuất hiện của các nốt mụn nước ở niêm mạc miệng, lòng bàn tay, chân, đôi khi gặp ở cả vùng mông và đùi.

Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh tay chân miệng có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm với trẻ như: Mất nước, rối loạn tri giác, phù phổi, viêm màng não,...

 

Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh tay chân miệng

>>> Xem thêm: Tìm hiểu bệnh tay chân miệng ở người lớn

Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì để nhanh hồi phục?

Bên cạnh việc điều trị triệu chứng bằng thuốc, cha mẹ cũng cần chú ý đến dinh dưỡng cho các bé trong trường hợp này, để đảm bảo sức đề kháng cho con, đồng thời ngăn ngừa tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn.

Dưới đây là một số gợi ý cho bạn:

Các loại súp, cháo

Khi bị bệnh, tổn thương trong miệng làm trẻ rất đau, khó chịu, khiến việc nhai, nuốt của con trở nên khó khăn. Chính vì vậy, súp, cháo loãng trong trường hợp này sẽ là giải pháp hợp lý. Các bậc phụ huynh có thể nấu súp bằng cách kết hợp những loại thịt với rau củ như: Bí đỏ, khoai tây, củ dền, rau ngót,... Việc này sẽ giúp đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho bé, đồng thời không gây trầy xước niêm mạc miệng của con.

 

Súp hoặc cháo là món ăn phù hợp cho trẻ khi bị tay chân miệng

Nước ép trái cây, sinh tố

Trái cây là nguồn cung cấp dinh dưỡng phong phú và thơm ngon cho trẻ. Đây cũng là một gợi ý hay cho câu hỏi: Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì. Cha mẹ nên lựa chọn những loại quả chứa nhiều vitamin A, C, E… chẳng hạn như: Dưa hấu, cam, bưởi, cà chua, cà rốt,... giúp tăng cường miễn dịch, làm lành nhanh các tổn thương. Bạn hãy ép lấy nước hoặc xay thành sinh tố cho con ăn vào các bữa phụ trong ngày.

Sữa chua, sữa tươi

Những vết loét trong miệng dễ làm đau trẻ, nên ngoài cháo, súp, bạn có thể cho trẻ dùng thêm sữa và các chế phẩm từ sữa. Đây là nguồn cung cấp năng lượng, protein, kẽm,... dồi dào nên sẽ giúp cơ thể trẻ tăng cường đề kháng, nhanh chóng hồi phục hơn.

Bên cạnh đó, đồ ăn thanh mát, mềm dịu như sữa chua cũng là lựa chọn tốt cho trẻ. Hơn nữa, sữa chua còn bao gồm rất nhiều lợi khuẩn nên sẽ giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn, nhờ đó, chất dinh dưỡng được hấp thu dễ dàng hơn.

 

 

Sữa và các chế phẩm từ sữa rất tốt cho trẻ bị tay chân miệng

>>> Xem thêm: Cách khắc phục bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Sản phẩm thảo dược giúp cải thiện nhanh bệnh tay chân miệng ở trẻ

Cho tới nay, chưa có thuốc đặc trị tay chân miệng khỏi hoàn toàn, tuy nhiên, cha mẹ đừng quá lo lắng vì vẫn có rất nhiều biện pháp khắc phục hiệu quả các triệu chứng của bệnh. Ngoài việc dùng thuốc uống tuy đạt hiệu quả nhanh nhưng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, hay sử dụng các loại thuốc bôi ngoài như xanh methylen, thuốc đỏ,... dễ dính bẩn quần áo thì hiện nay, xu hướng được nhiều người lựa chọn là sử dụng các sản phẩm nguồn gốc thảo dược, vừa giúp cải thiện triệu chứng mà còn giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ từ bên trong, nhờ đó đẩy nhanh quá trình lành bệnh. Tiêu biểu trong số đó là bộ đôi sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược, kết hợp “trong uống – ngoài bôi” cốm và gel Subạc, cụ thể:

Cốm Subạc: Cha mẹ có thể tham khảo sản phẩm cốm chứa thành phần là L-Lysine kết hợp cùng cao lá neem, lá xoài, bạch chỉ và vitamin C giúp tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh ngoài da do virus, hỗ trợ điều trị cũng như rút ngắn thời gian kéo dài của tay chân miệng, thủy đậu, sởi, zona, chốc lở,…

 

 

Cốm Subạc giúp nâng cao đề kháng cho trẻ khi bị tay chân miệng

Gel bôi Subạc: Để đạt hiệu quả điều trị cao nhất, bên cạnh việc sử dụng cốm thảo dược, cha mẹ nên cho bé dùng sản phẩm gel bôi ngoài da có chứa thành phần chính là nano bạc, kết hợp với một số thảo dược khác như: Dịch chiết neem (Xoan Ấn Độ, Sầu Đâu), chitosan,… giúp làm sạch, sát khuẩn, chống viêm nhiễm, đẩy nhanh quá trình làm lành các nốt mụn, tổn thương do tay chân miệng gây nên, tái tạo da, ngăn ngừa hình thành sẹo…

 

Gel Subạc giúp khắc phục triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ

Như vậy, cha mẹ cần chú ý phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì tình trạng bệnh tay chân miệng ở trẻ sẽ nhanh chóng được khắc phục. Bên cạnh những biện pháp thông thường, cha mẹ hãy cho bé sử dụng bộ sản phẩm thảo dược cốm và gel Subạc để con sớm hồi phục nhé!

Hoài Thương

Bình luận